(CLO) Ngày 19/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 854/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 – 2025.
Đề án trên được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025 tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu chung của Đề án là nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, Đề án phấn đấu đến năm 2025, 100% hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp.
Mỗi tỉnh có từ 3 - 5 mô hình hợp tác xã nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, kết hợp mô hình kinh tế tuần hoàn để nghiên cứu, học tập và nhân rộng.
100% hợp tác xã nông nghiệp trong các lưu vực hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; bình quân các hợp tác xã trong lưu vực tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp từ 10% trở lên.
Đề án phấn đấu hình thành các diễn đàn về kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, chia sẻ thông tin về biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học, công nghệ, các sáng kiến, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiệm vụ và giải pháp Đề án đặt ra là truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực; thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, liên kết chuỗi giá trị; xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc, theo dõi cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng ở những vùng, khu vực đang chịu sự tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng…
(CLO) Mưa lớn liên tục nhiều ngày khiến các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt 'rốn lũ' xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn nước dâng cao làm toàn bộ khu trung tâm chìm trong biển nước. Không chỉ thiệt hại về nhà cửa mà hoa màu, cây trồng của bà con bị mất trắng hoàn toàn. Hiện, mực nước trên một số vùng đã giảm xuống. Nước rút đến đâu, chính quyền cùng người dân hối hả dọn dẹp để khôi phục ổn định cuộc sống.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
(CLO) Những ngày qua, sông Hồng đoạn chảy qua huyện Thanh Trì (Hà Nội) mức nước có thời điểm dâng cao trên mức báo động II, 40% các khu dân cư, 100% diện tích sản xuất nông nghiệp tại các xã vùng bãi bị ngập úng. Sau lũ, theo ghi nhận của phóng viên, nước đã rút đi rất nhiều, người dân tất bật dọn dẹp nhà cửa, đường sá, trường học... nhịp sống đang dần trở lại.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tin tưởng sẽ sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương; nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường hàng hóa của nhau, trong đó có hàng nông sản và sản phẩm Halal.
(CLO) Tại tỉnh Hưng Yên, nhiều khu vực dân cư ven sông Hồng, sông Luộc bị ngập lụt khá nặng do lũ tràn về khiến đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó, thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là hoa màu, cây trồng rất lớn. Hiện, mực nước trên sông Hồng đã giảm xuống dưới báo động 3, trên sông Luộc giảm xuống dưới báo động 2. Nước rút đến đâu, người dân, doanh nghiệp lại hối hả dọn dẹp để khôi phục sản xuất, kinh doanh.