(CLO) Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng, một số doanh nghiệp nước ngoài có thể xem xét di dời hoạt động sản xuất sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn để duy trì cạnh tranh hơn.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương Việt Nam tiến hành quá trình cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 đã có tác động trái chiều đối với công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Về tích cực, tăng lương cơ sở giúp cải thiện đời sống của người lao động, tăng sức mua và tiêu dùng nội địa, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Mặt khác, việc tăng lương cơ sở cũng có tác động tăng động lực làm việc. Mức lương cao hơn có thể tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng năng suất lao động.
Đồng thời, mức lương cơ sở được cải thiện góp phần thu hút nhân tài. Các doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân lao động có trình độ cao hơn, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Tuy nhiên, tăng lương cơ bản cũng tác động tiêu cực tới ngành Công Thương. Cụ thể, tăng lương cơ sở trực tiếp làm tăng chi phí lao động, khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn.
Đối với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép và chế biến thực phẩm, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.
Chi phí sản xuất cao hơn có thể làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là khi cạnh tranh với các nước có chi phí lao động thấp hơn.
Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng, tăng lương sẽ áp lực lên doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Đơn vị này phân tích, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn có khả năng tài chính hạn chế, có thể gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh chi phí lao động tăng cao, dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm lao động hoặc thậm chí đóng cửa.
Tăng lương cơ sở đồng nghĩa với tăng chi phí lao động, điều này có có thể làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mà chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.
Điều này có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
“Một số doanh nghiệp nước ngoài có thể xem xét di dời hoạt động sản xuất sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn để duy trì cạnh tranh”, đơn vị này phân tích.
Việt Nam có thể mất đi một phần lợi thế cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác trong khu vực nếu chi phí sản xuất tăng cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ chính sách tăng lương cơ sở, Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương, cho rằng, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất, đầu tư vào công nghệ và tự động hóa, đồng thời kiến nghị với Chính phủ xem xét các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình điều chỉnh này.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị phiên thường kỳ tháng 9. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và nhất trí cao với dự thảo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 8, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2024.
(CLO) Hàng trăm công nhân tại một nhà máy của Samsung Electronics ở miền Nam Ấn Độ đã bắt đầu đình công vô thời hạn để yêu cầu tăng lương, một phần ảnh hưởng đến sản xuất vào thứ Hai (8/9), theo chia sẻ của lãnh đạo công đoàn với Reuters.
(CLO) Ngày 9/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Luật Đầu tư công (sửa đổi) với các tỉnh, thành phố thuộc 2 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên.
(CLO) Trong 2 ngày 1 - 2/10, NIC sẽ tổ chức Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Riêng chiều 1/10, dự kiến có sự tham gia và đóng góp tham luận từ Chủ tịch Quan hệ toàn cầu tập đoàn Meta Nick Clegg và lãnh đạo các tập đoàn Qualcomm, NVIDIA…