Tăng sức bật cho thành phố “đầu tàu”: Cần có những cơ chế đặc thù

Chủ nhật, 01/05/2022 08:59 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dù được đánh giá là đã “hồi sinh” sau đại dịch, song các chuyên gia vẫn cho rằng TP.HCM rất cần những cơ chế thật sự đặc thù để sớm tháo gỡ các điểm nghẽn, tiếp tục giữ vững vị trí “đầu tàu” kinh tế cả nước.

Để đảm bảo tính liên tục của các chính sách đã và đang thực hiện theo Nghị quyết số 54, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM mới đây đã kiến nghị Quốc hội cho phép thành phố được tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54 đến hết giai đoạn 2023-2025 hoặc Quốc hội sẽ ban hành một nghị quyết mới về cơ chế, chính sách phát triển thành phố phù hợp với vị trí vai trò của thành phố để vừa huy động cao nhất nguồn lực phát triển, vừa nâng cao hiệu quả quản lý “một siêu đô thị”.

Bài liên quan
tang suc bat cho thanh pho dau tau can co nhung co che dac thu hinh 1

Cơ chế quan trọng tạo động lực cho TP.HCM phát triển

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội đã giúp TP.HCM chủ động hơn trên một số lĩnh vực. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin, UBND TP.HCM đã trình HĐND thành phố thông qua 32 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trên 10ha (tổng diện tích hơn 1.840ha); trình HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án nhóm A với tổng mức đầu tư hơn 12.950 tỷ đồng; điều chỉnh chủ trương đầu tư 1 dự án từ nhóm B lên nhóm A.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá, Nghị quyết 54 tạo ra những cơ chế quan trọng giúp thành phố có động lực phát triển.

Cụ thể, nghị quyết này cho phép thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất, sử dụng tài sản công để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố; hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước do UBND thành phố quản lý và số thu từ thoái vốn Nhà nước tại tổ chức kinh tế do UBND làm đại diện chủ sở hữu; sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách...

Nghị quyết còn cho phép thành phố sử dụng nguồn lực từ ngân sách hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư để sớm hoàn thành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên địa bàn thành phố...

Chưa thật sự đặc thù?

Dù vậy, các chuyên gia đánh giá, một số nội dung khác của Nghị quyết 54 vẫn chưa được triển khai, chậm trễ so với kế hoạch. Có thể kể đến TP.HCM chưa được hưởng 50% khoản tiền bán đấu giá tài sản công của các cơ quan Trung ương trên địa bàn. Nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa được hưởng vì thiếu quy định hướng dẫn về phương án sử dụng đất của doanh nghiệp khi cổ phần hóa…

Theo TS. Huỳnh Thanh Điền - giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành, các cơ chế của Nghị quyết 54 “thực tế chưa đặc thù lắm”. Ông cho rằng, Trung ương vẫn xem TP.HCM như các tỉnh, thành khác.

TS. Điền nêu rõ, TP.HCM là “đầu tàu” kinh tế của cả nước; được ví như thủ đô của phía Nam. Nơi đây đóng góp khoảng 22 - 25% GDP, chiếm khoảng 25 - 27% tổng thu ngân sách Nhà nước, có nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường rộng lớn, là nơi thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới, hiệu quả.

“Thành phố phát triển không chỉ phục vụ cho phía Nam mà còn cho cả nước. Vì thế, thành phố phải có đầu tư cơ sở hạ tầng, cách quản trị để phục vụ người dân nhanh chóng hơn so với các tỉnh khác. Song, hiện TP.HCM làm ra bao nhiêu vẫn phải nộp lại lên trên, còn nếu muốn đầu tư cơ sở hạ tầng thì phải chờ rót ngược trở về.

Đáng ra khi có chương trình dự án, kế hoạch thì đầu năm thành phố chỉ cần làm dự toán, sau đó thu được bao nhiêu sẽ giữ lại và chủ động chi tiêu, đầu tư, quy hoạch. Còn nếu chờ tiền rót xuống, phải “ngâm” 2-3 tháng rất mất thời gian. Đặc thù ở đây là phải chủ động sử dụng tiền và người”, TS. Điền nêu.

Theo ông, Chủ tịch TP.HCM cần phải có quyền quyết định. Thành phố triển khai rồi Trung ương hậu kiểm sẽ rút ngắn quy trình và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

TP.HCM cần Luật Đô thị đặc biệt

Hai tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách của TP.HCM đạt hơn 88.000 tỷ đồng, khoảng 22,8% dự toán năm. Điều này cho thấy nội lực kinh tế thành phố khá vững và còn nhiều dư địa để thúc đẩy phát triển. TP.HCM đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành 19 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6 - 6,5%.

Theo các chuyên gia, bối cảnh “bình thường mới” càng đòi hỏi phải có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 hoặc tiếp tục gia hạn nghị quyết này để tạo điều kiện cho TP.HCM khơi thông nguồn lực và phát triển trở lại.

Để có nguồn lực tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng thành phố cần tiếp tục kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho thành phố ở mức hợp lý hơn 21% như hiện nay.

Đồng thời, TP.HCM cần nhanh chóng triển khai các nội dung cụ thể của “Đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM”. Bởi, đây là động lực mới, quan trọng cho thành phố phát triển. Bên cạnh đó, cần đề xuất nghị quyết riêng về cơ chế đặc thù cho TP. Thủ Đức hoặc xây dựng một chương về TP. Thủ Đức trong nghị quyết về cơ chế đặc thù của TP.HCM.

Về lâu dài, TS. Huỳnh Thanh Điền đánh giá cao sự cần thiết của việc nghiên cứu xây dựng Luật Đô thị đặc biệt cho TP.HCM. Hiện, Hà Nội đã có Luật Thủ đô, còn TP.HCM chưa có luật đặc thù, trong khi thành phố có những đặc điểm khác hẳn các tỉnh, thành khác.

“TP.HCM cần hoạt động đặc thù để phục vụ người dân. Chỉ khi có thể chế, chính sách đặc thù thì “đầu tàu” kinh tế của cả nước mới có thể thu hút được những nhà đầu tư chiến lược, trở thành đại bản doanh của các “đại bàng” quốc tế”, ông Điền nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM hồi cuối tháng 3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh nên có Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54. Quốc hội cũng sẽ tiếp thu và nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số dự án Luật liên quan theo kiến nghị của TP.HCM.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng thời tặng TP.HCM 5 chữ T: “Tự hào, tự tin, trí tuệ, toàn tâm, toàn ý” để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng thành phố thành nơi đáng sống, là đầu tàu, là hình mẫu của cải cách, đổi mới và phát triển của cả nước.

Kỳ Hoa 

Bình Luận

Tin khác

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô
Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô
Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Nam Định

Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Nam Định

(CLO) Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức đề xuất tìm hiểu sâu hơn để có thể đi đến quyết định đầu tư sản xuất tại Nam Định với các lĩnh vực chính bao gồm: kỹ thuật, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, hàn...

Kinh tế vĩ mô
Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: 'Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng'

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: "Giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng"

(CLO)Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kinh tế vĩ mô
Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

Hưng Yên: Phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 92,5%

(CLO) Ngày 12/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Kinh tế vĩ mô