Tăng trưởng bán lẻ thấp hơn mục tiêu đề ra, đâu là giải pháp kích cầu tiêu dùng?

Thứ tư, 14/08/2024 09:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương đã tổ chức buổi làm việc với một số Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khu vực phía nam tại TP HCM để lắng nghe ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp bán lẻ nhằm tìm giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi làm việc với một số Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khu vực phía nam tại TP HCM. 

tang truong ban le thap hon muc tieu de ra dau la giai phap kich cau tieu dung hinh 1

Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước chủ trì hội nghị, lắng nghe ý kiến từ các đơn vị bán lẻ.

Qua đó, Bộ Công Thương ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đơn vị bán lẻ, hiệp hội ngành hàng nhằm tìm ra giải pháp kích thích tiêu dùng xã hội, gia tăng hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước, phục hồi và nâng cao tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội.

Tăng trưởng ngành bán lẻ đang chậm hơn mục tiêu đề ra

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2023 đạt 6.231,8 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2022, cao hơn mục tiêu đề ra cho cả năm là 9%. Bước sang năm 2024, tổng mức bán lẻ và dịch vụ đạt 3.098.692 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, các nhóm tăng trưởng mạnh bao gồm: lương thực, thực phẩm, văn hóa phẩm giáo dục, đồ dùng trang thiết bị gia đình, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống với mức tăng từ 10,4-37,1%; các nhóm khác như hàng may mặc, phương tiện đi lại, dịch vụ khác chỉ tăng từ 2,4-9,6%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 chỉ tăng 5,7%.

Tính chung trong cả giai đoạn 2021-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân khoảng 7,2%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu của ngành đã đặt ra tại Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (13-13,5%/năm). Sáu tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ và dịch vụ đạt chỉ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mục tiêu của ngành trong năm 2024.

Chia sẻ về kết quả hoạt động từ đầu năm, nhóm các nhà bán lẻ tại hội nghị cho biết doanh thu đi ngang so với cùng kỳ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Đối ngoại Central Retail, thói quen mua sắm sau dịch của người tiêu dùng đã thay đổi khá nhiều. Tần suất người dân đi siêu thị ít đi nhưng giá trị giỏ hàng mỗi lần mua sắm lại cao hơn trước. Doanh thu 6 tháng đầu năm của Central Retail chỉ tương đương năm ngoái nhưng kỳ vọng từ tháng 7 trở đi sẽ có sự khả quan hơn.

Cùng ý kiến về việc thị trường bán lẻ đang gặp nhiều khó khăn, ông Hà Ngọc Sơn, Phó Tổng giám đốc Satra cho biết thực trạng sức mua đang giảm. Có thể thấy rõ theo thống kê từ Satra, giá trị giỏ hàng của người tiêu dùng đi ngang so với cùng kỳ, bất chấp trượt giá, lạm phát, là dấu hiệu rõ ràng cho điều này.

Thêm vào đó, trong các nhóm hàng tiêu dùng, thời trang, đồ gia dụng thì nhu cầu tập trung hầu hết vào các mặt hàng thiết yếu. Dù vậy, lãnh đạo Satra cũng đặt kỳ vọng tình hình sẽ khởi sắc hơn trong 6 tháng cuối năm.

Đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp bán lẻ và địa phương với ngành hàng OCOP

Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp phân phối lớn triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy thị trường.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Trưởng Phòng quản lý thương mại, Sở Công Thương TP HCM cho biết, Sở đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho người tiêu dùng. Đơn cử như những chương trình khuyến mãi được tổ chức với sự tham gia của cả đơn vị sản xuất, phân phối, các cổng trung gian thanh toán. Điều này giúp cho giá sản phẩm được giảm rất nhiều lần trước khi tới tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương các địa phương tích cực tổ chức các chương trình bình ổn thị trường, các điểm bán hàng OCOP, chương trình bán hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tết; kêu gọi các doanh nghiệp phân phối lớn, các HTX, chợ đầu mối căn cứ tình hình hoạt động và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chương trình hỗ trợ thu mua, chế biến, để tiêu thụ các mặt hàng thế mạnh của các địa phương.

Về thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng OCOP, đại diện Satra đề xuất mỗi tỉnh nên “gom” đầu mối các mặt hàng đặc sản tại địa phương lại vào 1 đầu mối thương mại. Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ dễ tiếp cận và kiểm soát chất lượng đầu vào của sản phẩm hơn.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng các mặt hàng đặc sản tại địa phương thường có số lượng tương đối nhỏ. Do đó mỗi địa phương nên có một đầu mối doanh nghiệp Logistic làm đầu mối thu gom. Từ đó có thể giúp tăng cường kết nối giữa các đơn vị sản xuất hàng OCOP tại địa phương với nhà bán lẻ, cắt giảm chi phí đầu vào và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Phụ huynh an tâm với giải pháp giám sát hành trình VNPT Safe Motor

Phụ huynh an tâm với giải pháp giám sát hành trình VNPT Safe Motor

Mỗi mùa khai giảng, các bậc phụ huynh lại tất bật chuẩn bị hành trang cho con bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Nhiều gia đình lựa chọn mua xe máy hoặc xe điện để con có phương tiện di chuyển thuận tiện khi vào cấp 3 hay đại học. Tuy nhiên, phía sau niềm vui này, nhiều phụ huynh lại lo lắng về an toàn của con khi di chuyển trên đường cũng như khi xa nhà. Thấu hiểu những lo lắng của các bậc phụ huynh, VNPT cung cấp giải pháp VNPT Safe Motor giải pháp giám sát hành trình giúp phụ huynh luôn an tâm đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nông nghiệp BAF hợp tác với Muyuan Foods ứng dụng công nghệ AI vào chăn nuôi

Nông nghiệp BAF hợp tác với Muyuan Foods ứng dụng công nghệ AI vào chăn nuôi

(CLO) CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF) kết hợp với đối tác Muyuan Foods đã ký thoả thuận hợp tác chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng nhẫn tăng giá, tỷ giá VND/USD giảm sâu

Vàng nhẫn tăng giá, tỷ giá VND/USD giảm sâu

(CLO) Sáng nay (16/9), giá vàng nhẫn tăng 100.000 đồng/lượng còn giá USD giao dịch tại các ngân hàng đi xuống khi tỷ giá trung tâm VND/USD giảm sâu.

Thị trường - Doanh nghiệp
KienlongBank vì miền Bắc thương yêu

KienlongBank vì miền Bắc thương yêu

Gần 700 triệu đồng đã được cán bộ nhân viên KienlongBank quyên góp sau 24h phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) & thêm 3 ngày phép cho mỗi cán bộ nhân viên có gia đình bị ảnh hưởng do bão.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh tra toàn diện 7 công ty lâm nghiệp ở Gia Lai

Thanh tra toàn diện 7 công ty lâm nghiệp ở Gia Lai

(CLO) Sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ rõ loạt sai phạm tại 7 công ty lâm nghiệp ở Gia Lai, tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch thanh tra toàn diện những công ty này.

Thị trường - Doanh nghiệp