Tạo cơ chế để Khánh Hòa “kích hoạt” sự phát triển lan truyền miền Trung và Tây Nguyên

Thứ bảy, 11/06/2022 12:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Điều quan trọng là phải tạo cho Khánh Hòa có năng lực pháp lý của chính quyền để tự định đoạt được cơ chế thu hút đầu tư” - đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nêu vấn đề.

Cho cơ chế đặc thù về năng lực pháp lý hơn là cho cơ chế bằng tiền, đầu tư công

Bàn về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, tại phiên họp Quốc hội chiều 10/6, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) bày tỏ quan điểm ủng hộ tờ trình của Chính phủ. Đại biểu cho rằng, “Khánh Hòa rất xứng đáng, thậm chí xứng đáng hơn các địa phương khác, vì Khánh Hòa đặc thù vượt trội là có huyện đảo Trường Sa, có Cảng Cam Ranh thuộc Vịnh Cam Ranh – một cảng biển nước sâu, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, phòng thủ đất nước”.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thanh Vân, Khánh Hòa cần có sơ kết, tổng kết cơ chế, chính sách đặc thù của 8 địa phương trước đó để cơ chế đặc thù của Khánh Hòa rõ ràng hơn. Hiện các cụm chính sách còn chưa tường minh, do đó, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ và cơ quan soạn thảo có thể nghiên cứu thêm, minh định cơ chế đặc thù.

tao co che de khanh hoa kich hoat su phat trien lan truyen mien trung va tay nguyen hinh 1

Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau).

Đại biểu Lê Thanh Vân nhắc lại tinh thần Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị là giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ thiết kế được các chính sách đặc thù cho Khánh Hòa trên ba phương diện: cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính và phân cấp, phân quyền.

“Trong dự thảo Nghị quyết, chúng ta chỉ thấy bóng dáng của đầu tư và tài chính. Điều quan trọng là phải tạo cho Khánh Hòa có năng lực pháp lý của chính quyền để tự định đoạt được cơ chế thu hút đầu tư”, đại biểu Lê Thanh Vân nêu rõ.

Vì vậy, đại biểu kiến nghị cần quan tâm đến 3 vấn đề:

Thứ nhất, phải rà soát lại, chỉnh sửa lại Nghị quyết theo hướng trao cho Khánh Hòa quyền được quyết định chủ trương đầu tư để thu hút được công nghệ mới. Nếu không có công nghệ mới thì không thay đổi, bứt phá được.

Nghị quyết 09 Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và trở thành một cực tăng trưởng miền Trung, Tây Nguyên - tức là một địa điểm “kích nổ” cho sự phát triển lan truyền miền Trung và Tây Nguyên.

“Như vậy đầu tư công phải tăng lên và cơ chế đặc thù chính là trao cho Khánh Hòa được quyền tự quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng đã được phê duyệt, để năng động hơn", đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Thứ hai, quyền được tự tổ chức bộ máy hành chính phù hợp với các tiêu chí quản lý của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đại biểu nêu ví dụ, Khánh Hòa có thể tổ chức một sở gọi là Sở kinh tế biển, trên cơ sở rút một bộ phận ở Sở Tài nguyên và Môi trường, một bộ phận ở Sở Công Thương, một bộ phận ở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoàn toàn tổ chức được, năng lực pháp lý và mô hình tổ chức sẽ khác.

tao co che de khanh hoa kich hoat su phat trien lan truyen mien trung va tay nguyen hinh 2

Phiên họp Quốc hội chiều 10/6.

Thứ ba, quyền được quyết định nhân sự trên cơ sở phân cấp của Trung ương. Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, Khánh Hòa được tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Trung ương, Trung ương chỉ phê chuẩn. Điều đó thu hút được nhân tài thực sự để lãnh đạo, tổ chức thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương. Do đó, đề nghị cần phải có các cơ chế đặc thù thiên về năng lực pháp lý hơn là cho cơ chế bằng tiền, bằng đầu tư công.

Cho rằng câu chuyện cơ chế đặc thù sau tỉnh Khánh Hòa nên khép lại, thay vào đó, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị cần tổng kết và phân loại chính quyền địa phương theo từng quy mô, cấp độ phát triển để có chính sách riêng cho từng nhóm. Có như vậy mới thúc đẩy được các thể chế về nhà nước, về kinh tế, văn hóa phát triển đúng với định hướng chiến lược.

Đưa ra các tiêu chí thu hút nhà đầu tư có tiềm năng thực sự

Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Lê Văn Thìn (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên) bày tỏ sự thống nhất với dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, sự phát triển của Khánh Hòa chưa tương xứng với tiềm năng trở thành động lực thúc đẩy cho cả khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Do vậy, đại biểu tin tưởng rằng, Nghị quyết sẽ tạo điều kiện cho Khánh Hòa tháo gỡ những khó khăn, phát triển bứt phá, góp phần phát triển kinh tế vùng.

tao co che de khanh hoa kich hoat su phat trien lan truyen mien trung va tay nguyen hinh 3

Đại biểu Lê Văn Thìn (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên).

Đề cập đến sự phát triển khu kinh tế Vân Phong lựa chọn nhà đầu tư chiến lược với vị trí địa lý đặc biệt, ưu tiên cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữ vị trí chiến lược đảm bảo quốc phòng, an ninh, đại biểu Lê Văn Thìn nhấn mạnh, việc đưa ra các tiêu chí thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng thực sự, hạn chế tối đa biến cố của các nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, quốc phòng là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Đại biểu cũng đề nghị xem xét lại các điều kiện, quy định về kinh nghiệm của nhà đầu tư.

“Đầu tư khu đô thị, dịch vụ du lịch nếu có đủ năng lực tài chính thì có thể làm được tốt. Nhưng nếu chúng ta có nhiều kinh nghiệm cho tất cả các loại hình, ngành nghề, vô hình trung chúng ta đưa khu trú vào một nhóm doanh nghiệp, làm mất cơ hội đối với các doanh nghiệp khác, các tiềm năng về tài chính”, đại biểu Lê Văn Thìn nêu quan điểm.

Đồng thời, đại biểu thống nhất cao với điều khoản khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cho các khoản chi nghiên cứu qua phát triển. Theo đại biểu, đây là một tiêu chí mới để thúc đẩy doanh nghiệp có tiềm lực và tự chủ khoa học, công nghệ - đây sẽ là những doanh nghiệp tạo động lực cho hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, đại biểu Lê Văn Thìn cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm quan tâm, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ chế hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên có cơ sở triển khai thực hiện.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức