Tạo đột phá, phát huy hết lợi thế của đường thủy nội địa Việt Nam

Thứ sáu, 15/01/2021 13:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài những kết quả đạt được trong thời gian qua, đường thủy nội địa Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển và cần có sự đột phá để góp phần giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

Đường thủy nội địa Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cần có sự đột phá để phát triển trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Đường thủy nội địa Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cần có sự đột phá để phát triển trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Việt Nam có hệ thống sông, kênh mật độ dày và đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh lớn, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy, ven biển rất thuận lợi, liên thông giữa các địa phương, các vùng kinh tế và một số quốc gia lân cận.

Đường thủy nội địa Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển trở thành giao thông chủ lực vận tải hàng hóa và hành khách thay thế cho giao thông vận tải đường bộ đang phát triển rất nóng và có tỷ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay.

Nếu so với các phương thức vận tải khác, vận tải đường thủy nội địa có nhiều ưu điểm hơn. Đặc biệt về chi phí trong vận tải hàng hóa hiện chỉ bằng 1/4 vận tải đường bộ, 1/2 đường sắt. Ngoài ra, công tác vận tải được vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí logistics, hạ giá thành sản phẩm. 

Thống kê của Cục đường thủy nội địa Việt Nam, năm 2020 vận tải hành khách đường thủy nội địa đạt hơn 191 triệu lượt khách (chiếm 6% toàn ngành), về luân chuyển đạt 3,4 tỷ lượt khách.km (chiếm 2% toàn ngành). Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa đạt gần 309 triệu tấn (chiếm 19% toàn ngành), về luân chuyển đạt gần 62 tỷ tấn.km (chiếm 20% toàn ngành). 

Bên cạnh những kết quả đạt được và lợi ích thấy được khi khai thác, sự phát triển của ngành đường thủy nội địa Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. 

Thực tế cho thấy, các phương tiện khai thác vận tải thủy phần lớn đã cũ và lạc hậu. Công tác đầu tư hạ tầng, duy tu, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức. Mô hình tổ chức kinh doanh vận tải còn manh mún, nhỏ lẻ. Sự kết nối với các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển chưa phù hợp và chưa có quy hoạch hợp lý để tạo thành một mạng lưới liên thông.

Tỷ trọng đầu tư cho đường thủy nội địa so với đầu tư cho toàn ngành giao thông vận tải chưa cao. Sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy trong năm 2019 chiếm gần 40% so với vận tải bằng đường bộ nhưng tỷ trọng đầu tư cho đường thủy trong 5 năm gần đây thì lại chỉ bằng 5,4%; so với đầu tư cho việc xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ. 

Trong 5 năm qua, tổng vốn đã và đang đầu tư cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy khoảng 1.488 tỷ đồng. Trong khi con số đó dành cho đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ là 27.272 tỷ đồng.

Theo số liệu từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), thời gian qua, tỷ trọng vốn đầu tư đường thủy nội địa khá thấp, chỉ chiếm 2%-3% ngân sách hàng năm đầu tư cho giao thông (đường bộ chiếm hơn 70%). Điều đó cũng góp phần làm mất cân bằng trong phát triển 2 loại hình giao thông này.

Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả vốn trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Ảnh minh họa

Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả vốn trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Ảnh minh họa

Ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo đột phá để bứt phá

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2021 của Cục đường thủy nội địa Việt Nam vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, ngành đường thủy nội địa có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển và cần có sự đột phá, góp phần giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa,…

Đồng thời yêu cầu Cục đường thủy nội địa sớm tham mưu, xây dựng dự thảo Quyết định mới thay thế Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy để có các cơ chế, chính sách phù hợp trong tình hình mới, tạo được đột phá lớn cho sự phát triển của đường thủy nội địa Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019, vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam có tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa nội địa cao hơn nhiều so với Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU (trừ Hà Lan).

Nêu giải phát triển đường thủy nội địa trong thời gian tới, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Bùi Thiên Thu đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025 tập trung vào hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao thị phần vận tải thủy nội địa.

Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế,...

Trong năm 2020, Cục đường thủy nội địa Việt Nam đã thực hiện lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến trong năm 2021, Quy hoạch sẽ được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. 

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án "Hệ thống thông tin quản lý tích hợp (MIS) hỗ trợ nâng cấp giao thông đường thủy nội địa (IW-MIS)" thuộc Hợp phần B chương trình Aus4Transport; tuyển chọn Nhóm chuyên gia hỗ trợ Cục trong việc xây dựng bước tuyển chọn Công ty CNTT thực hiện Dự án.

Ngày 29/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa.

Trong đó yêu cầu các bộ, ngành và địa phương quản lý, sử dụng hiệu quả vốn trong đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Khuyến khích, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đặc biệt ưu tiên các dự án giao thông kết nối với các cảng, bến thủy nội địa quy mô lớn tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển; nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa,...

Thế Anh

Tin khác

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

(CLO) Va chạm giữa xe tải và xe Camry 5 chỗ trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương nặng.

Giao thông
Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

(CLO) Nhiều hộ dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho rằng, quá trình lu đường, đơn vị thi công tuyến đường Phan Bội Châu đã làm nứt tường, hư hỏng nhà dân. Nhiều hộ dân đã kéo ra công trường ngăn cản đơn vị thi công, yêu cầu bồi thường và có biện pháp an toàn mới cho tiếp tục thi công.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông