Tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Thứ ba, 24/07/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính thức được triển khai từ tháng 11/2014, đến ngày 15/7/2018, 11 Bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với gần 1,34 triệu hồ sơ của 22.800 doanh nghiệp được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Cơ chế một cửa quốc gia đem lại lợi ích gì?

Theo Điều 4, Luật Hải quan năm 2014, Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan Hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

Cơ chế một cửa ASEAN là một môi trường trong đó các Cơ chế một cửa quốc gia hoạt động và tích hợp với nhau.

Cổng thông tin một cửa quốc gia là nơi tiếp nhận và phản hồi các thông tin từ các Bộ, ngành và các bên có liên quan.

Chính thức triển khai từ tháng 11 năm 2014, tới nay, đã có 53 thủ tục hành chính của 11 Bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia. Bên cạnh việc triển khai tại các cảng biển quốc tế, từ ngày 15/11/2017, Cơ chế một cửa quốc gia đã được triển khai tại các cảng hàng không quốc tế trên cả nước. Đến 15 tháng 7 năm 2018,  1,34 triệu hồ sơ của 22,8 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và được tự động hóa ở mức độ rất cao với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc.

Báo Công luận

Mô hình kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin C/O mẫu D điện tử với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và sử dụng chứng từ này làm căn cứ để áp dụng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Kết quả, đến ngày 15 tháng 07 năm 2018, tổng số C/O Việt Nam gửi nhận với 04 nước nêu trên là hơn 48 nghìn C/O. Hiện nay, các nước ASEAN đang tiếp tục triển khai để trao đổi các chứng từ điện tử khác như tờ khai hải quan ASEAN, chứng nhận kiểm dịch. Không chỉ dừng lại trong khu vực, Việt Nam cũng đang đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư về trao đổi thông tin kết nối với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU); thống nhất các yêu cầu kỹ thuật và chuẩn bị xây dựng hệ thống để trao đổi thông tin tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ.

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN bước đầu đã thực sự mang lại những hiệu quả to lớn trong công tác cải cách hành chính. Thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, doanh nghiệp không còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính, nhờ đó giảm được chi phí, thời gian, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Bên cạnh lợi ích đối với doanh nghiệp, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho các cơ quan quản lý nhà nước, giúp các cơ quan nhà nước làm quen và dần chuyển đổi sang thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phi giấy tờ và có nhiều kinh nghiệm hơn trong đơn giản hóa, cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính;  giúp Việt Nam sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý để đàm phán các thỏa thuận song phương, đa phương trong việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận điện tử nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tại nước nhập khẩu; giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; góp phần tăng cường tính  minh bạch, rõ ràng, giảm sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, khắc phục và ngăn chặn các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu có thể xảy ra, góp phần phòng, chống tham nhũng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh: Năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 03 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 06 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 01 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu (với 5,36 triệu tờ khai xuất khẩu) và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu (với 5,72 triệu tờ khai nhập khẩu). Kết quả này phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan thuộc Chính phủ trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới. Cũng theo báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, trong vòng 2 năm trở lại đây (2016, 2017), Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong 04 quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hóa qua biên giới đứng đầu trong khu vực ASEAN.

Từ nay đến cuối năm 2018, các Bộ, ngành sẽ khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại. Trên cơ sở Kế hoạch hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành xây dựng Kế hoạch hành động của đơn vị mình và tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cũng đẩy nhanh việc rà soát, thống nhất thủ tục hành chính; xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN cũng như tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Với vai trò là cơ quan thường trực, bên cạnh việc tập trung nguồn lực xây dựng và nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia để kết nối với các Bộ, ngành, Tổng cục Hải quan luôn phối hợp chặt chẽ và làm cầu nối giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các mục tiêu đặt ra tại kế hoạch hành động cũng như có cơ chế giám sát triển khai và báo cáo Ủy ban chỉ đạo 1899.

Triển khai Hội nghị toàn quốc về “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”

Hội nghị toàn quốc về “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Kết quả của Hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam theo các Nghị quyết số 19/NQ-CP về nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời là tiền để để hoàn thành các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2018.

Theo khuyến nghị của các tổ chức có uy tín hoạt động trong lĩnh vực vận tải, thương mại trên thế giới, Cơ chế một cửa quốc gia trước hết là một công cụ hữu hiệu để kết nối các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại và vận tải quốc tế trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính, tiến hành các giao dịch thương mại thông qua phương thức điện tử. Sau nữa, Cơ chế một cửa quốc gia cũng được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong thuận lợi hóa thương mại, đảm bảo khả năng hội nhập cho doanh nghiệp cũng như cho các chính phủ vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia cũng là để thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN nhằm kết nối các quốc gia thành viên đảm bảo giao lưu hàng hóa trong khu vực trên nền tảng một thị trường chung theo đúng tinh thần Cộng đồng kinh tế ASEAN. Nếu coi Cơ chế một cửa quốc gia là công cụ thực thi thì việc cải cách chính sách, thể chế liên quan đến công tác quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu lại là nút thắt trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ ngành. Chỉ khi các Bộ quản lý chuyên ngành cải cách một cách thực chất công tác quản lý và kiểm tra chuyên ngành thì Cơ chế một cửa quốc gia mới có thể phát huy tối đa hiệu quả quản lý.

Báo Công luận
Quy trình thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia 

Một số biện pháp khắc phục vướng mắc trong công tác kiểm tra chuyên ngành hiện nay

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  cùng Tổ công tác của Chính phủ và sự chủ động, vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ, ngành, năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018, công tác KTCN đối với hàng hóa XNK có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đã đáp ứng được yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

Mặc dù công tác KTCN trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Do đó để thực hiện mục tiêu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2018/NQ-CP, Nghị quyết 01-2018/NQ-CP của Chính phủ, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn của các Bộ, ngành quyết liệt triển khai một số nhiệm vụ như: Rà soát để cắt giảm và đơn giản hóa Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; Chỉ thực hiện quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước thông quan đối với những hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao gây mất an toàn, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia. Hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu.

Đồng thời rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước theo đúng tiến độ. Cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng: Loại bỏ những chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; Ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ kiểm tra chuyên ngành (trường hợp không ban hành được tiêu chuẩn, quy chuẩn thì phải công bố chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra); Ban hành Danh mục hàng hóa chuyên ngành kèm mã số HS; Điện tử hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành; Áp dụng quản lý rủi ro; Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTCN; Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành.

P.V

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương