Tàu vũ trụ của Nhật Bản 'thức dậy' và chia sẻ những hình ảnh mới về Mặt trăng

Thứ ba, 30/01/2024 11:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Hai (29/1), cơ quan vũ trụ Nhật Bản cho biết tàu đổ bộ Xạ thủ Mặt trăng đã hoạt động trở lại sau sự cố về nguồn điện buộc con tàu phải ngừng hoạt động vài giờ sau khi hạ cánh xuống Mặt trăng 10 ngày trước.

Tàu Xạ thủ Mặt trăng, tên gọi chính thức là Tàu đổ bộ thông minh để nghiên cứu Mặt trăng (SLIM) của Nhật Bản, đã hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng vào 12h20 sáng 20/1 (giờ Nhật Bản), đưa nước này trở thành quốc gia thứ 5 đưa tàu vũ trụ lên bề mặt Mặt trăng an toàn, sau Mỹ, Liên Xô (cũ), Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên ngay khi hạ cánh, con tàu đã phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng. Theo Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), một trong các động cơ của tàu đã bị hỏng khi hạ cánh, nghĩa là pin mặt trời của tàu không thể sản xuất điện và nó phải hoạt động dựa vào nguồn năng lượng pin hạn chế.

Do đó, khoảng 3 giờ sau khi hạ cánh, JAXA quyết định tắt SLIM để tiết kiệm pin và cho biết nó sẽ tự khởi động lại nếu góc của Mặt trời thay đổi giúp tấm pin mặt trời trên tàu tạo ra năng lượng.

Đến hôm thứ Hai, JAXA thông báo trên mạng xã hội X rằng họ đã "thành công liên lạc với SLIM vào đêm qua và tàu đã tiếp tục hoạt động!". Con tàu thám hiểm cũng đã chụp được những hình ảnh mới của bề mặt Mặt trăng và gửi chúng về Trái đất.

tau vu tru cua nhat ban thuc day va chia se nhung hinh anh moi ve mat trang hinh 1

Camera đa băng tần của tàu đổ bộ đã chụp cận cảnh một tảng đá có biệt danh là "Toy Poodle". Ảnh: JAXA

Tàu đổ bộ được trang bị camera đa băng tần để ghi lại hình ảnh bề mặt Mặt trăng. Nhóm sứ mệnh trước đó đã kết hợp 257 hình ảnh được SLIM chụp ngay sau khi hạ cánh để tạo ra một bức tranh khảm giới thiệu địa điểm hạ cánh. Các thành viên trong nhóm cũng đặt biệt danh cho những tảng đá nổi bật, chọn những biệt danh tương ứng với ước tính kích thước của chúng.

Một hình ảnh mới được cơ quan này chia sẻ vào thứ Hai là ảnh cận cảnh của tảng đá "Toy Poodle". Tàu đổ bộ được thiết kế để nghiên cứu các loại đá có thể tiết lộ những hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc của Mặt trăng.

tau vu tru cua nhat ban thuc day va chia se nhung hinh anh moi ve mat trang hinh 2

Những tảng đá trên bề mặt Mặt trăng được đặt biệt danh dựa trên kích thước ước tính của chúng. Ảnh: JAXA

JAXA cho biết tàu đổ bộ SLIM đã thực hiện thành công một phần sứ mệnh của mình khi đạt được cú hạ cánh nhẹ nhàng và chính xác lên Mặt trăng bằng cách sử dụng điều hướng quang học. Giờ đây, Nhật Bản đặt mục tiêu sử dụng tàu đổ bộ để thu thập thông tin chưa từng có về một khu vực trên Mặt trăng có tên là Sea of Nectar (Biển Mật hoa).

Khi thiên thạch và các vật thể khác va vào Mặt trăng, chúng tạo ra các miệng hố cũng như các mảnh vụn đá rải rác trên bề mặt. Những tảng đá này gây tò mò cho các nhà khoa học vì khoáng chất và các khía cạnh khác trong thành phần của đá có thể làm sáng tỏ hơn về cách Mặt trăng hình thành.

Hôm thứ Sáu (26/1), NASA đã chia sẻ hình ảnh địa điểm hạ cánh của SLIM được chụp bởi Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng, vốn đã bay vòng quanh Mặt trăng từ năm 2009. Hình ảnh này được chụp 5 ngày sau khi SLIM hạ cánh từ độ cao khoảng 80 km.

tau vu tru cua nhat ban thuc day va chia se nhung hinh anh moi ve mat trang hinh 3

Mũi tên trắng chỉ vị trí của tàu đổ bộ SLIM trên bề mặt Mặt trăng. Ảnh: NASA

Trong năm qua, nhiều cơ quan vũ trụ và quốc gia khác đã cố gắng thực hiện các sứ mệnh hạ cánh lên Mặt trăng, dẫn đến những cột mốc đầu tiên mang tính lịch sử cũng như một số thất bại.

Vào tháng 8, tàu đổ bộ lên Mặt trăng do Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ phát triển đã hạ cánh thành công, giúp nước này trở thành quốc gia thứ tư làm được điều này sau Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô cũ.

Tàu vũ trụ của Ấn Độ đã hạ cánh gần cực nam Mặt trăng, nơi có các miệng núi lửa bị che khuất được cho là chứa nước đóng băng có thể hỗ trợ cho việc duy trì sự sống trên Mặt trăng trong tương lai, hoặc có thể hữu ích cho việc chế tạo nhiên liệu đẩy. 

Cuộc đua vào không gian mới trên Mặt trăng một phần được thúc đẩy bởi mong muốn tiếp cận nguồn nước bị giữ lại dưới dạng băng ở các vùng bị che khuất vĩnh viễn ở cực nam Mặt trăng. Nó có thể được sử dụng làm nước uống hoặc nhiên liệu khi nhân loại đẩy mạnh khám phá không gian trong tương lai.

Hoài Phương (theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h