Tây Ninh làm gì để khắc phục tình trạng tiêm chủng vắc xin COVID-19 chậm?

Thứ tư, 11/08/2021 09:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tây Ninh là một trong những địa phương Bộ Y tế đánh giá thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19 chậm. Tỉnh này đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ để tiêm hết vắc xin Bộ Y tế phân bổ.

Sự kiện: COVID-19

Cố gắng khắc phục khó khăn

Bác sĩ Tô Thành Tài, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm Soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh cho biết, lực lượng y tế của tỉnh quá mỏng. Những ngày đầu thực hiện tiêm chủng còn nhập liệu rất thủ công. Chưa có sự đồng bộ giữa ngành y tế và đơn vị viễn thông thực hiện phần mềm tiêm.

Khi Tây Ninh có dịch, nhân lực y tế phải tỏa xuống toàn bộ các huyện, thị xã, về tận cơ sở chống dịch, căng sức trên khắp các mặt trận, nên tốc độ tiêm chậm.

Tây Ninh đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng (ảnh TL).

Tây Ninh đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng (ảnh TL).

Nhận thức được đúng tình hình, phải tăng tốc tiêm chủng phòng COVID-19, những ngày gần đây, ngành y tế Tây Ninh đã dồn sức huy động lực lượng nhằm đạt được mục tiêu tiêm hết lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ. Nhân lực đang rất thiếu, Tây Ninh huy động giáo viên, thanh niên, dân quân…tập trung ở khâu tiếp đón, nhân viên y tế tập trung thực hiện tiêm chủng.

Tây Ninh thực hiện chiến thuật tiêm “nở hoa”. Chọn 2-3 xã gần nhau, bố trí 1 điểm tiêm đủ rộng, thực hiện nghiêm giãn cách. Mời người dân đến tiêm qua tin nhắn điện thoại, vận động chính quyền cơ sở đến từng nhà hướng dẫn người dân đến tiêm đúng thời gian và tuân thủ 5K .

Tại mỗi điểm tiêm chủng của Tây Ninh đều đã bố trí nhân viên trực kỹ thuật cập nhật xử lý các sự cố phần mềm. Người dân theo tin nhắn và thời gian hẹn đến các điểm tiêm. Tiêm đến đâu dứt điểm đến đó. Không còn vấn đề tiêm xong phải nhập dữ liệu.

Theo tính toán của Sở Y tế Tây Ninh, tốc độ tiêm của tỉnh hiện nay đạt hơn 11 nghìn liều/ngày. So với thời gian đầu tháng 8/2021 đã tăng rất nhiều. “Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay Tây Ninh sẽ tiêm hết vắc xin được Bộ Y tế phân bổ theo đúng thời gian” – bác sĩ Tài nói.

Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, tỉnh huy động toàn bộ hệ thống tiêm chủng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng của nhà nước và tư nhân đủ điều kiện tiêm chủng. Hiện nay để đẩy nhanh tốc độ tiêm, Tây Ninh sẽ triển khai các cụm tiêm chủng lưu động tại nhà máy, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.

Cơ sở tiêm chủng được bố trí theo các khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng phải đảm bảo giãn cách phòng chống dịch, sử dụng tối đa CNTT trong tiêm chủng…

Tăng tốc tiêm cả ban đêm

Qua tìm hiểu, phầm mềm tiêm chủng mới nên nhân viên y tế phải vừa học vừa làm với sự hỗ trợ của đơn vị viễn thông. Ngày đầu chỉ thực hiện được 100-200 người đến tiêm, đến nay đã đạt 800 và những ngày tới, thực hiện tiêm cả buổi tối sẽ đạt hơn 1.000 người/ngày.

Dược sĩ Phạm Thanh Tuyền, phụ trách điểm tiêm tại Trường tiểu học Tôn Thất Tùng cho biết, 2 ngày nay trung tâm chọn được điểm tiêm chủng tại trường học phù hợp với yêu cầu vừa chống dịch, vừa đảm bảo an toàn cho người dân đến tiêm.

“Chúng tôi vừa chống dịch, vừa làm tiêm chủng nên lực lượng mỏng. 2 hôm nay, bắt đầu huy động giáo viên, dân quân tự vệ… hỗ trợ y tế phân luồng, nhập dữ liệu, đo huyết áp bằng thiết bị điện tử... Khám sàng lọc, tiêm, theo dõi sau tiêm vẫn phải do nhân viên y tế thực hiện” – dược sĩ tuyền nói.

Thành phố Tây Ninh có 10 phường, xã ban đầu đã bố trí các bàn tiêm tại trụ sở UBND địa phương, nhưng vì diện tích quá nhỏ không phù hợp với địa điểm tiêm lưu động nên chính quyền thành phố đã thống nhất tổ chức tiêm tại các trường học trên địa bàn, thuận lợi cho người dân đến tiêm và tuân thủ 5K.

Đối với những địa phương đang có dịch, nguồn nhân lực hạn chế, thời gian đầu triển khai tiêm vắc xin gặp nhiều khó khăn, lực lượng y tế được bố trí đi truy vết, xét nghiệm diện rộng để khoanh vùng, dập dịch nên nhân sự phân tán, trong khi tiêm vắc xin phải do thầy thuốc thực hiện, đồng thời yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi tiêm và sẵn sàng xử lý các sự cố tai biến nếu có.

Hiện nay, cả nước tiêm 1,4 triệu liều vắc xin/ngày

Thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 10/8, cả nước có 1.408.453 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 11.341.864 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 10.305.762 liều, tiêm mũi 2 là 1.036.102 liều.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe