Thác Bản Giốc vào mùa lễ hội

Thứ năm, 06/10/2022 11:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 8-9/10, Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2022 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Đây là dịp để người dân và du khách có cơ hội tham quan, trải nghiệm một vùng danh thắng tuyệt mĩ với nhiều cảnh sắc độc đáo như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt thần Núi...

Cơ hội trải nghiệm, khám phá vùng đất, con người và văn hóa Cao Bằng

Sau 2 năm phải tạm dừng do dịch COVID-19, lễ hội du lịch thác Bản Giốc được xem là sự kiện lớn nhất trong năm 2022 của bà con các dân tộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Diễn ra trong tiết trời thu, bên dòng thác Bản Giốc hùng vĩ, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc là cơ hội để người dân nơi đây giao lưu, quảng bá hình ảnh về một vùng biên viễn tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa.

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 1

Lễ hội du lịch thác Bản Giốc diễn ra từ 8-9/10 là dịp để đồng bào các dân tộc ở Trùng Khánh, Cao Bằng quảng bá các nét văn hóa đặc sắc cũng như thúc đẩy du lịch, đến với vùng danh thắng tuyệt mĩ - Thác Bản Giốc

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 2

Thác Bản Giốc nhìn từ trên cao

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 3

Thác Bản Giốc cùng với động Ngườm Ngao nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 4

Theo ban tổ chức, lễ hội diễn ra trong 2 ngày 8-9/10, với nhiều hoạt động như: Lễ rước nước cầu quốc thái, dân an, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, dân gian, các trò chơi dân gian, các gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc sắc của tỉnh và huyện Trùng Khánh.

Tối ngày 8/10, lễ hội chính thức được khai mạc với Chương trình nghệ thuật “Bừng sáng Bản Giốc” gồm nhiều tiết mục văn nghệ, âm thanh, ánh sáng hoành tráng. Trước đó, vào sáng 8/10, diễn ra lễ rước nước từ chân thác Bản Giốc đến chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc cầu quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa.

Trong khuôn khổ lễ hội, rất nhiều trò chơi dân gian phục vụ du khách sẽ được tổ chức như: tung còn, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt; các cuộc thi dân gian gắn liền với văn hóa, đời sống nhân dân nơi đây như: bóc hạt dẻ, tẽ ngô, chèo bè mảng trên sông Quây Sơn... Bên cạnh đó, Hội thi dân ca, dân vũ của các đơn vị tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện sẽ đem đến lễ hội các tiết mục ca, múa nhạc hiện đại kết hợp nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.

Bà Chu Thị Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc cho biết: “Để chuẩn bị cho lễ hội năm nay, UBND huyện chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch từ đầu tháng 8/2022. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, UBND huyện làm việc với các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan để tranh thủ ý kiến góp ý và tạo sự đồng thuận giúp đỡ địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Huyện thành lập Ban Tổ chức, giao Ban Tổ chức thành lập các tiểu ban để thực hiện các nhiệm vụ. Ban Tổ chức ban hành điều lệ, thể lệ các nội dung thi hát dân ca, dân vũ, thi đấu thể thao và trò chơi dân gian tại lễ hội”.

Theo lãnh đạo huyện, các công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, di tích lịch sử… rồi chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trong những ngày diễn ra lễ hội nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng tốt nhất có thể, đã được chỉ đạo sát sao. Các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị cũng đã được tập luyện để tham gia các hoạt động tại lễ hội.

Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã sẵn sàng và đồng bào các dân tộc huyện Trùng Khánh đang rất háo hức để được hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng và chào đón du khách từ mọi miền tổ quốc về trải nghiệm, khám phá vùng đất, con người, văn hóa của đồng bào các dân tộc huyện Trùng Khánh.

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 5

Sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, lễ hội du lịch thác Bản Giốc mới được tổ chức trở lại

Thúc đẩy, quảng bá du lịch Trùng Khánh

Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc là sự kiện văn hóa, chính trị lớn của huyện Trùng Khánh năm 2022. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện có cơ hộ kết nối, giới thiệu, quảng bá các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn huyện, qua đó thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là lượng khách du lịch tiềm năng đến với Trùng Khánh.

Vào ngày 1/10, UBND huyện Trùng Khánh kết hợp cùng Chi hội Du lịch cộng đồng (VCTC) tổ chức hội thảo định hướng phát triển du lịch địa phương. Tại hội thảo, bà Chu Thị Vinh ,Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh, đã giới thiệu khái quát về các danh thắng của Trùng Khánh như: Danh thắng Mắt Thần núi thuộc xã Cao Chương, vườn Dẻ Bản, Lan - Homestay, Cọn nước Sông Quây Sơn, làng Văn hóa dân tộc Tày, Động Ngườm Ngao, Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ…

Lãnh đạo huyện cho biết, Trùng Khánh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nhưng việc khai thác du lịch còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện vẫn còn thiếu chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch, nhất là lưu trú du lịch, khu mua sắm và ẩm thực có quy mô; thiếu các tổ chức sự kiện quy mô, đặc sắc định kỳ phục vụ khách du lịch; chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; kinh phí dành cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của huyện mặc dù đã được tăng cường song vẫn chưa tương xứng; nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển.

Cũng tại hội thảo, nhiều thành viên của Chi hội Du lịch cộng đồng đã có những ý kiến đóng góp rất thiết thực, chỉ ra hạn chế nhằm giúp Trùng Khánh cải thiện các điều kiện, cơ sở vật chất qua đó thu hút khách du lịch, cũng như quảng bá hình ảnh về một vùng danh thắng tuyệt đẹp nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thác Bản Giốc 

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 6

Thác Bản Giốc chảy qua biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 7

Huyện Trùng Khánh đang nỗ lực quảng bá và thúc đẩy phát triển du lịch tại Trùng Khánh, với tâm điểm là thác Bản Giốc

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 8

Du khách trải nghiệm đi thuyền trên sông Quây Sơn

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 9

Nhiều du khách đến tham quan thác Bản Giốc vào mùa lễ hội

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 10
thac ban gioc vao mua le hoi hinh 11

Cánh đồng lúa vàng rực đang vào mùa gặt làm mê hoặc du khách

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 12

Du khách tạo dáng trước thác Bản Giốc

thac ban gioc vao mua le hoi hinh 13

Lễ hội du lịch thác Bản Giốc là dịp để người dân địa phương cũng như du khách trải nghiệm không gian văn hóa cũng như thắng cảnh hùng vĩ tại Trùng Khánh, Cao Bằng

X

Bài và ảnh: Hoài Đức

Bình Luận

Tin khác

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

(CLO) Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Đời sống văn hóa
Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

(CLO) Ngoài yếu tố giải trí, bộ truyện "Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh" có thể xem là sổ tay hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề trong cuộc sống.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa