'Thách thức là cơ hội để giáo dục đại học vượt lên đạt mục tiêu chất lượng'

Thứ sáu, 09/08/2024 16:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Chính thách thức lớn lại cũng là cơ hội để các trường đại học đáp ứng được, thỏa mãn được, vượt lên được. Mong tất cả chúng ta, từ Bộ GD&ĐT, các đơn vị, cho đến cơ sở giáo dục cùng vượt qua và tự mình vượt lên thách thức đó để đạt tới mục tiêu chất lượng".

Tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024 (ngày 9/8), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có phát biểu cho rằng, giáo dục đại học đang có rất nhiều thách thức lớn đang đặt ra và cần vượt qua.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đầu tiên là thách thức về sự canh tranh trên phạm vi toàn cầu đối với hệ thống giáo dục đại học.

Đó là cạnh tranh trong thu hút giảng viên, thu hút người học, cạnh tranh xếp hạng, thu hút đầu tư và cả ảnh hưởng xã hội - cạnh tranh ngày càng gay gắt. Học sinh Việt Nam hiện có hơn 200 nghìn đang du học nước ngoài, đó cũng là câu chuyện cạnh tranh trên toàn cầu.

thach thuc la co hoi de giao duc dai hoc vuot len dat muc tieu chat luong hinh 1

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Đại học được tin tưởng, xác định và được định vị giáo dục là quốc sách hàng đầu, mũi đột phá chiến lược, giải pháp quan trọng giúp bứt phá về kinh tế - xã hội (ảnh TL).

Giáo dục đại học cần chấp nhận cạnh tranh và coi đó là điều đốc thúc phát triển, đổi mới, gia tăng chất lượng. Thách thức của sự kỳ vọng lớn, sự giao phó, trông đợi của Đảng, Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp, xã hội đặt ra với giáo dục đại học ngày càng lớn.

“Chúng ta được tin tưởng, xác định và được định vị giáo dục là quốc sách hàng đầu, mũi đột phá chiến lược, giải pháp quan trọng giúp bứt phá về kinh tế - xã hội.

Qua các bài học của quốc gia phát triển, ở những thời điểm quan trọng cần bứt phá về kinh tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực - yếu tố mang tính quyết định.  

Mà việc này chính các trường đại học sẽ phải giải bài toán này, người phải đáp ứng yêu cầu cho sự bứt phá của đất nước. Kỳ vọng ngày càng lớn áp lực càng cao” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thách thức của việc cung cấp nguồn nhân lực ngày càng nhiều, đa dạng và yêu cầu chất lượng ngày càng cao cho một nền kinh tế có nhiều điểm đặc thù như kinh tế của Việt Nam.

Kinh tế có tỷ trọng doanh nghiệp FDI chiếm một phần rất lớn. Khi đó nhu cầu nhân lực sẽ ko gống như các nền kinh tế khác.

Các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư ở Việt Nam phần nhiều là lĩnh vực mới, hoặc không có sẵn ở Việt Nam mà câu hỏi của họ có nhân lực không và chúng ta bao giờ cũng đặt ở tình thế bất lợi với nhận định nhân lực không đáp ứng yêu cầu. “Làm sao đáp ứng yêu cầu với một ngành nhân lực nhà nước không có, chưa biết bao giờ mới có. Nếu như nền kinh tế các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò chủ đạo, có sự chuẩn bị công nghệ, nhân lực trước sẽ không có nhận xét này.

Các đại học của chúng ta năng động, ý chí vươn lên mạnh mẽ nhưng với lĩnh vực chưa từng có ở đất nước, lại được đặt câu hỏi có nhân lực có sẵn chưa thì bao giờ chúng ta cũng rơi vào bất lợi” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ và cho rằng, các trường đại học cần nhận thức đầy đủ thách thức đáp ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp FDI.

Giải pháp có tính muôn thủa, tầm nhìn nhận lực cần có tính toàn cầu, cần liên kết quốc tế nhiều hơn để chủ động phán đoán xu hướng.

“Sự ứng phó vẫn là đào tạo cái cơ bản, tăng cường khả năng thích ứng và chuyển đổi nhanh đó là tinh thần cần có để đáp ứng đào tạo nhân lực cho nền kinh tế độ mở lớn, doanh nghiệp FDI nhiều. Thách thức đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn, công nghệ mũi nhọn vừa qua là ví dụ” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phân tích.

Một thách thức nữa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc đến đó là thách thức của việc phải đáp ứng nhu cầu của người học ngày càng gia tăng số lượng và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng.

Con số người học đại học đang tăng đáng kể hàng năm, chúng ta chuẩn bị chỗ cho sinh viên học và cả vấn đề về chất lượng. Thách thức giữa kỳ vọng và yêu cầu cao, nhưng đầu tư vẫn còn rất khiêm tốn.

Thách thức trực diện đẩy mạnh tự chủ trong thời kỳ mới, đẩy mạnh chất lượng, chiều sâu của tự chủ và điều chỉnh cả mục tiêu của tự chủ. Trải qua một giai đoạn triển khai tự chủ từ thí điểm đến diện rộng và đã đi qua một chặng dường, cảm nhận hết sức mạnh của nó, làm thay đổi diện mạo các trường đại học nhưng phía trước còn rất nhiều việc phải làm.

Giáo dục đại học từng bước tự chủ ngày càng cao hơn, chiều sâu và thực chất hơn. Nhưng bên trong hệ thống cần gia tăng một số “cái tự” nữa đó là tự kiểm soát, tự điều tiết, tinh thần tự lực tự cường; tự biết mình phải làm gì, tự biết mình đang ở đâu, để tự soi tự sửa.

Tự biết để tự tin hơn, để hành động nhưng cần phải tự mình từng ngày làm tốt hơn hướng đến chất lượng cao hơn; cần làm từng việc để chất lượng cao hơn; từng người làm việc hàng ngày có chất lượng cao hơn; từng bộ phận phấn đấu có chất lượng cao hơn. Những cái tự đó chính là tự đảm bảo chất lượng. “Cần tránh tự ti, tự kỷ - không biết tới ai, tự tung tự tác” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các trường đại học đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh để hô ứng với toàn bộ đổi mới từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều đổi mới. Các trường đại học cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai doạn cuối cùng của cấp học này, nên thời gian tới cần xem xét.

Các cháu xét trúng tuyển sớm sẽ không học nữa; các trường chỉ yên tâm cho số sẽ vào trường mình, số còn lại để tuyển sinh sẽ rất ít, điểm lên rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học tốt.

Việc này về phía Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc để đưa vào định hướng tuyển sinh của năm sau.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cũng lưu ý không nên quá nhiều phương án xét tuyển, càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh, cho xã hội.

Các đại học tự chủ có tự chủ cao trong vấn đề tuyển sinh nhưnng không có nghĩa thích làm gì thì làm.

Tự chủ trong khuôn khổ các quy định. Vì việc này, Bộ có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết tuyển sinh năm sau. Tự chủ nhưng phải để cao trách nhiệm xã hội.

Thách thức nữa, sắp tới quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trường sư phạm sẽ được ban hành. Triển khai thực hiện quy hoạch này sẽ có nhiều biến động trong sắp xếp hệ thống các trường. Mong rằng, chúng ta đón nhận điều này với một tinh thần đổi mới va tinh thần trách nhiệm đối với ngành, với xã hội.

“Những thách thức là phát sinh trong chính quá trình phát triển, phát sinh trong quá trình chúng ta ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Chính thách thức lớn đó là cũng là cơ hội để chúng ta đáp ứng được, thoả mãn được, vượt lên được. Mong tất cả chúng ta, từ Bộ GD&ĐT, các đơn vị, cho đến cơ sở giáo dục cùng vượt qua và tự mình vượt lên thách thức đó để đạt tới mục tiêu chất lượng” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học thống kê thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học thống kê thiệt hại do bão số 3

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu, cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập.

Giáo dục
Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc khí CO do sử dụng máy phát điện sau bão số 3

Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc khí CO do sử dụng máy phát điện sau bão số 3

(CLO) Mới đây nhất, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận cấp cứu 6 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện, 2 trường hợp nguy kịch.

Giáo dục
Chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở, bút cho học sinh bị ảnh hưởng do bão

Chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở, bút cho học sinh bị ảnh hưởng do bão

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập.

Giáo dục
Ngành văn học tiếp tục trắng ứng viên giáo sư

Ngành văn học tiếp tục trắng ứng viên giáo sư

(CLO) Năm nay, Hội đồng giáo sư ngành văn học trắng ứng viên giáo sư và phó giáo sư, điều đặc biệt năm ngoái ngành văn học cũng trắng ứng viên giáo sư.

Giáo dục
Hải Phòng cho học sinh tiếp tục nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão

Hải Phòng cho học sinh tiếp tục nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão

(CLO) Ngành giáo dục Hải Phòng vừa phát đi thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.

Giáo dục