Thách thức về giá trị cốt lõi của nghề báo trong công tác đào tạo báo chí

Thứ tư, 25/10/2023 16:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kỹ năng đa dạng hoá nội dung, kỹ năng kỹ thuật số, quản lý truyền thông, thực hành - kinh nghiệm thực tế và đạo đức nghề nghiệp là những thách thức rất cần được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trong công tác đào tạo báo chí thời kỳ mới.

Vừa qua, chương trình công tác năm 2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì đã đến thăm và làm việc tại các trường đại học đào tạo báo chí hàng đầu Việt Nam. Qua các buổi làm việc đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác báo chí, truyền thông trong thời gian qua, ngoài những kết quả đã đạt được còn tồn tại nhiều thách thức cần phải được cân nhắc, xem xét một cách kỹ lưỡng.

Hoạt động thực tập của sinh viên tại các cơ quan báo chí mang tính hình thức rất cao

Công tác thực tập, phân công các sinh viên về các cơ quan báo chí để học hỏi kinh nghiệm được coi là nhiệm vụ quan trọng, là quãng thời gian thiết yếu trước khi tốt nghiệp ra làm nghề. Về các cơ quan báo chí, sinh viên sẽ được học hỏi, tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tiễn mà trong nhà trường không có, tăng cường những kỹ năng năng thực hiện tin bài, kỹ năng phỏng vấn và các kỹ năng mềm... Đặc biệt đối với nền báo chí đa phương tiện hiện nay, điều này lại càng trở nên quan trọng.

Song, thực tế cho thấy, hoạt động thực tập của các sinh viên tại các cơ quan báo chí hiện nay được đánh giá là khá mờ nhạt, thậm chí chỉ mang tính chất hình thức.

Trong buổi làm việc của đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã chỉ ra một thực trạng hiện hữu trong đào tạo báo chí hiện nay đó là điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp vẫn là câu chuyện cố hữu.

thach thuc ve gia tri cot loi cua nghe bao trong cong tac dao tao bao chi hinh 1

Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Ông Minh cho rằng, báo chí cũng giống như thầy thuốc, thực hành là ưu tiên hàng đầu, trong khi đó công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Theo ông Minh, thực tế các em sinh viên khi thực hiện kiến tập, thực tập tại các cơ quan báo chí đang mang tính hình thức rất cao. Các em sinh viên báo chí phải thực hành càng nhiều càng tốt, làm sao để các em có những buổi ngoại khoá, tham gia vào công tác sản xuất tin bài của các cơ quan báo chí càng nhiều càng tốt.

Ông Lê Quốc Minh nhận định, báo chí hiện nay đang thay đổi rất nhiều và báo chí của tương lai cũng sẽ thay đổi rất nhiều. Thực trạng đang chứng kiến sinh viên ra trường làm tại cơ quan báo chí một thời gian rồi "nhảy" sang làm truyền thông cho các doanh nghiệp. Để tiếp tục theo đuổi con đường báo chí là vô cùng gian nan và những kỹ năng cho báo chí tương lai là hoàn toàn khác so với hiện tại. Báo chí tương lai không chỉ viết hay, chụp ảnh đẹp, quay video giỏi mà còn là sự kết hợp giữa báo chí công nghệ, những kỹ năng mềm mà hiện nay các cơ sở đại học đang không quan tâm lắm. 

"Chúng tôi đang họp để chuẩn bị cho Hội báo toàn quốc 2024 và Giải Báo chí Quốc gia 2024, theo quan điểm sẽ tổ chức rất sớm, định hướng để tôn vinh các tác phẩm báo chí trong tương lai sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Nếu các trường đào tạo báo chí có thể tham khảo và đồng hành để rèn luyện các em ngay từ khi còn trên ghế nhà trường thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều", ông Minh cho biết.

thach thuc ve gia tri cot loi cua nghe bao trong cong tac dao tao bao chi hinh 2

Ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh, một trong những hoạt động quan trọng của công tác đào tạo báo chí đó là thực hành.

Đồng quan điểm với ông Lê Quốc Minh, ông Tống Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương nhìn nhận, với chuyên ngành đào tạo báo chí không thể đòi hỏi một sinh viên báo chí ra trường phải giỏi nghiệp vụ, chuyên môn sâu về các lĩnh vực trong cuộc sống, mà cần có thêm sự đào tạo liên tục của cơ quan báo chí. Tuy nhiên nền tảng, phương pháp thì rất cần nhà trường quan tâm.

Thực tế, thời gian thực hành của sinh viên báo chí còn hạn chế. Qua khảo sát tại một số cơ quan báo chí, hoạt động thực tập của sinh viên chỉ mang tính hình thức. "Số lượng bài viết được đăng trên các báo chính thống của sinh viên thực tập rất thấp, nếu không muốn nói là chỉ có một số ít những sinh viên có mối quan hệ riêng với toà soạn mới có bài viết được đăng", ông Tống Văn Thanh cho hay.

Đạo đức báo chí là giá trị cốt lõi

Thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Số lượng, tốc độ truyền tải thông tin và chất lượng của thông tin là biểu thị sức mạnh của một quốc gia, và phát triển xã hội thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Chính vì vậy, từ lâu, báo chí truyền thông đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển thịnh trị tại nhiều quốc gia và đào tạo báo chí truyền thông luôn là lĩnh vực thu hút đông đảo người học.

Công nghệ hiện đại mang đến nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho người làm báo, và trong hoạt động đào tạo báo chí. Trong bối cảnh, các nền tảng xã hội phát triển mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo đang làm mưa làm gió, báo chí cần nhận biết, bảo vệ và phát huy giá trị của mình một cách triệt để nhất.

Ông Lê Quốc Minh cho rằng, vai trò của báo chí trong thời đại số ngày càng khó khăn, ngày xưa báo chí nói gì cũng đúng, giờ đây công chúng nhiều khi không nghe báo chí nữa, làm sao để tuyên truyền đường lối của Đảng, Nhà nước; làm sao đưa thông tin chính thống đến mọi đối tượng, cạnh tranh được với những kênh thông tin của cá nhân, tổ chức khác; làm sao lấy lại được những quan tâm của công chúng đối với những thông tin chính thống... là điều trăn trở của báo chí hiện nay.

"Tôi không biết ở các cơ sở đào tạo báo chí hiện có bao nhiều tiết học về đạo đức báo chí. Tôi đã từng dự thính một khoá học đạo đức báo chí của một cơ sở đào tạo lớn ở nước ngoài. Họ đưa ra một trường hợp rất thực tế rằng nếu một phóng viên phụ trách thể thao được tặng 2 vé mời đi xem bóng đá, sẽ xử trí như thế nào? Nếu ở Việt Nam, không chỉ là 2 vé mà thậm chí phóng viên sẽ xin thêm mấy đôi vé nữa cho bạn bè, người thân. Đó cũng là vi phạm về mặt đạo đức, những điều này có được dạy ngay trên ghế nhà trường hay không?", ông Minh đặt câu hỏi.

Theo Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, báo chí trong thời đại công nghệ cần làm nội dung tốt, nhưng nếu không biết sử dụng công nghệ thì nội dung đó sẽ bị chìm trong rất nhiều nội dung xuyên tạc sai lệch, tràn lan trên mạng. Báo chí hiện đại đòi hỏi phóng viên phải có kỹ năng nhất định về mặt lập trình, kỹ năng sử dụng social media, kỹ năng kết nối thông tin, khả năng rending thương hiệu cho toà soạn và cho cá nhân hiệu quả.

thach thuc ve gia tri cot loi cua nghe bao trong cong tac dao tao bao chi hinh 3

Ông Tống Văn Thanh cho rằng, việc giáo dục đạo đức nghề báo trong đào tạo báo chí, truyền thông cần phải được chú trọng hơn nữa.

Theo quan điểm của ông Tống Văn Thanh, thách thức với báo chí hiện nay, công nghệ là đương nhiên, chuyển đổi số là đương nhiên, xu hướng báo chí truyền thông hiện đại là đương nhiên. Song, có một thách thức lớn hơn nữa đó là về tư tưởng chính trị. Trong các khung chương trình đào tạo của các cơ sở báo chí chưa có dấu ấn về vấn đề này.

Bên cạnh đó, thực trạng đáng lên án về tình trạng báo hoá, nhũng nhiễu doanh nghiệp, vi phạm báo chí - nói chung lại là đạo đức báo chí, trong khung đào tạo của nhà trường cũng chưa xuất hiện nhiều. Những môn về đạo đức báo chí cần phải được thực tiễn hơn, thực hiện các chuẩn mực về tác nghiệp, chuẩn mực về đưa tin.

Ông Thanh nhắc lại câu chuyện khi tham gia vào lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, thì đến Tổng thư ký toà soạn ở các cơ quan báo chí vẫn còn băn khoăn rằng dùng hình ảnh này bị kiện thì đúng hay sai? Đó chính là quy chuẩn của đạo đức báo chí, tôn trọng giá trị nhân văn. Do đó, điều này phải được đưa vào đào tạo một cách thực tiễn.

"Đạo đức báo chí là giá trị chuẩn mực có thể định vị được, định hình được. Pháp luật báo chí quốc tế như thế nào, pháp luật của báo chí Việt Nam - những quy định tạo ra hành lang cho nhà báo ra sao, đó là vấn đề rất cần để đào tạo trong chính những sơ sở báo chí chứ không phải ở các trường đại học Luật. Giá trị cốt lõi cuối cùng của nhà báo không phải chạy đua thông tin với mạng xã hội, mà là đưa thông tin một cách chuẩn mực, xác thực, giàu tính đạo đức và nhân ái", ông Tống Văn Thanh nhận định.

Phan Hoà Giang

Bình Luận

Tin khác

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

(CLO) Đến ngày 18/5, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược phát triển toàn diện về văn hóa - du lịch với 16 tỉnh, thành trọng điểm du lịch.

Nghề báo
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm 'Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê'

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê"

(CLO) Chiều 18/5, Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" nhằm thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, giúp tăng nguồn cung, đa dạng giải pháp lưu trú cho người lao động.

Nghề báo
Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo