Thanh Hóa: Biến lợi thế, tiềm năng thành cơ hội phát triển

Thứ năm, 15/10/2020 20:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đã đến lúc những khái niệm như “hành lang kinh tế”, “xa lộ nông nghiệp” phải được nhắc đến nhiều hơn ở xứ Thanh chứ không phải chuyện ...trồng cây gì, nuôi con gì để xóa đói giảm nghèo.

Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ là một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: M.Hiếu

Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ là một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: M.Hiếu

Lịch sử trên vai

Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Thanh Hóa thực sự là tỉnh “kiểu mẫu” trong việc thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kháng chiến – kiến quốc. Dải đất địa đầu miền Trung trở thành hậu phương lớn, chi viện sức người sức của cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ngày 13-6-1957, Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ hai, khi đánh giá về đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác đã khen ngợi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Trong kháng chiến chống Mỹ, vừa làm nhiệm vụ hậu phương, Thanh Hóa còn vừa là trận địa lập nên nhiều chiến công oanh liệt với những tên đất, tên người đã làm nức lòng quân dân cả nước, trở thành biểu tượng ngời sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam như: Hàm Rồng – Nam Ngạn, Phà Ghép, Lạch Trường, Trung đội lão dân quân Hoằng Trường, Trung đội dân quân gái Hoa Lộc bắn rơi máy bay Mỹ…

Có thể nói Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước cách mạng, truyền thống hiếu học; nơi có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong lịch sử, có tài nguyên thiên nhiên phong phú đúng như nhận định từ năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi lần đầu tiên Người về thăm Thanh Hóa: “người đông, đất rộng, của nhiều”.

Tiềm năng lớn

Năm 2017, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thanh Hóa là một điểm kinh tế năng động của nước ta, 1 điểm đến đầy tiềm năng của nhà đầu tư, là một Việt Nam thu nhỏ có đầy đủ điều kiện để phát triển.

Thực tế Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 và đông dân thứ 3 trong cả nước. Nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 150km về phía Nam, là một trong số ít các tỉnh có 3 vùng địa lý; có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như tài nguyên đất, rừng, biển và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, tạo thuận lợi trong phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Một số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn so với cả nước như đá granit và marble (trữ lượng 2 - 3 tỷ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (khoảng 85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn) và nhiều loại tài nguyên khác, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu. Ngoài ra, nguồn đất đai dồi dào, rất thuận lợi để tích tụ sản xuất các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp hàng hóa tập trung. Bờ biển dài 102 km, có lợi thế để phát triển kinh tế biển và nhất là du lịch biển.

Thanh Hóa có 3 vùng địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Ảnh: M. Hiếu

Thanh Hóa có 3 vùng địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Ảnh: M. Hiếu

Xứ Thanh là vùng đất cổ, chiếc nôi của người Việt, Thanh Hóa hiện còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc, với 1.535 di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh mang tầm quốc gia, quốc tế, giàu tiềm năng để đưa ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, sau chiến tranh và những thập kỷ đầu của thời kỳ đổi mới, cùng với bối cảnh khó khăn chung của cả nước, Thanh Hóa đã trải qua một thời kỳ dài chậm phát triển, là tỉnh nghèo so với mặt bằng chung cả nước. Lợi thế cả về “người”“đất” đã không được tận dụng, khai thác có hiệu quả để phát triển xứng với tiềm năng.

Điều này cũng đã được Bộ Chính trị chỉ rõ trong Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể: “Phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hoá thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; phát triển của ngành dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng và giá trị gia tăng chưa cao; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm. Hệ thống đô thị phát triển chưa nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng các huyện miền núi, hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động đối ngoại, hợp tác, liên kết vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế…”

Ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: M. Hiếu

Ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: M. Hiếu

Đường lớn đã mở

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra 5 chương trình trọng tâm là: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình phát triển du lịch; Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời, Đại hội đề ra 4 khâu đột phá, gồm: Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng quan trọng, có tính then chốt về giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc...; ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, TP Thanh Hóa và các trục giao thông kết nối các vùng kinh tế động lực. Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu đại hội quyết định. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.

Trên cơ sở đó, nhiệm kỳ qua, Thanh Hóa đã ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể theo hướng ưu đãi đầu tư, tinh gọn bộ máy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của tỉnh.

Kết quả 5 năm qua, Thanh Hóa đã có bước tăng trưởng nhanh và đột phá về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng gấp 1,5 lần so với tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015, dự kiến đạt 12,1%, vượt mục tiêu Đại hội (12%). Quy mô GRDP của tỉnh năm 2020 dự kiến đạt 131.199 tỷ đồng, gấp 1,77 lần năm 2015, vươn lên vị trí đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước. GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.616 USD, gấp 1,8 lần năm 2015. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán giao và vươn lên nhóm các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước; năm 2020, dự kiến đạt 28.967 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015.

Khái niệm

Khái niệm "xa lộ nông nghiệp" sẽ được nhắc đến nhiều hơn ở Thanh Hóa trong những năm tới đây. Ảnh: M. Hiếu

Những kết quả ấn tượng của Thanh Hóa, cùng với tiềm năng, lợi thế sẵn có là tiền đề căn bản để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58/NQ-TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là cơ hội lớn để Thanh Hóa tiếp tục phát triển đột phá, phấn đấu trở thành một cực tăng trưởng mới. Nói như Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến thì Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị “là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa những thời cơ, vận hội mới rất nổi trội và khác biệt, để tiếp tục cất cánh, đột phá trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc”.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, một trong những lý do để Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 58, đó là trong 10 năm qua (Giai đoạn 2010-2020), Thanh Hóa có nhiều đột phá phát triển. Đặc biệt là đột phá về tăng trưởng, đột phá về thu ngân sách; đột phá về thu hút vốn đầu tư; quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm đầu cả nước. Thanh Hóa có cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng đã được xây dựng trong thời kỳ vừa qua như, Khu Kinh tế Nghi Sơn; Cảng nước sâu; Cảng hàng không Thọ Xuân…Thanh Hóa đang cần một tầm nhìn mới cho phát triển.

Trước đó, phát biểu kết luận cuộc họp của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về đề án xây dựng, phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Thanh Hóa có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, đối ngoại và quốc phòng - an ninh của Tổ quốc. Việc Bộ Chính trị lần đầu tiên ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển Thanh Hóa có ý nghĩa mở đường cho tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ đã từng căn dặn”.

Có thể nói, “đường lớn đã mở” ở xứ Thanh. Điều quan trọng là Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ đi như thế nào để về đích thành công. Tiểu ban nội dung văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã bổ sung Nghị quyết 58 vào báo cáo chính trị trình đại hội. Đã đến lúc những khái niệm như “hành lang kinh tế”, “xa lộ nông nghiệp” phải được nhắc đến nhiều hơn, phổ biến hơn ở xứ Thanh. Thanh Hóa giờ đây phải nghĩ đến chuyện không chỉ tự lo cho chính mình, giảm gánh nặng cho Trung ương  mà tiến tới đóng góp xứng đáng cho Trung ương, như đã đóng góp rất to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ trước đến nay.

Quang Duy

Tin khác

Dự báo thời tiết 20/4/2024: Nắng nóng trải dài từ Bắc đến Nam

Dự báo thời tiết 20/4/2024: Nắng nóng trải dài từ Bắc đến Nam

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 20/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên nắng nóng với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C.

Đời sống
Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

Khách hàng nhận trái đắng khi mua hàng trên Shopee

(CLO) Ngày nay, mua sắm trực tuyến (online) đang là xu thế được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Song, bên cạnh những tiện ích trong mua sắm, việc mua hàng trên mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Đời sống
Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

(CLO) Cho biết năng lượng tái tạo và du lịch được quy hoạch là 2 trong những mũi nhọn kinh tế, Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa quy hoạch để trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước.

Đời sống
Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

(CLO) Chiều 19/4, thông tin từ UBND xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 1 thiếu niên mất tích.

Đời sống
Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống