(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định đã ban hành quyết định về việc thành lập các Tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030.
Thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội
Tiểu ban Nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 6 thành viên. Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định Phạm Gia Túc làm Trưởng Tiểu ban; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Quốc Chỉnh và Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị làm Phó Trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Nhân sự có nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng phương hướng công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XXI và kế hoạch triển khai việc giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XXI trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, báo cáo Trung ương xem xét, cho ý kiến trước khi trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030.
Thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội
Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 37 thành viên. Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Gia Túc làm Trưởng Tiểu ban; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lê Quốc Chỉnh làm Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị làm Phó Trưởng Tiểu ban.
Thành lập Bộ phận Thường trực Tiểu ban Văn kiện gồm 10 thành viên. Trong đó, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc làm Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban. Các đồng chí: Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh và Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban.
Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ, quyền hạn: Chỉ đạo và triển khai công tác xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI theo sự chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; quyết định thành lập Tổ Biên tập và nhân sự tham gia trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của cán bộ.
Thành lập Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 24 thành viên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lê Quốc Chỉnh làm Trưởng Tiểu ban; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng làm Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực.
Các đồng chí Phó Trưởng Tiểu ban gồm: Phạm Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Lan Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiểu ban có nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kế hoạch phục vụ Đại hội; chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch phục vụ Đại hội; báo cáo tổng kết công tác phục vụ Đại hội; quyết định thành lập Tổ giúp việc và nhân sự tham gia trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của cán bộ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là cơ quan chủ trì, khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ; báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 1/10/2024.
(CLO) 100% cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3 có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ.
(CLO) Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
(CLO) Trong những ngày qua, nhiều hình ảnh và câu chuyện tang thương của những người dân vùng lũ làm quặn đau đồng bào cả nước. Hàng chục nạn nhân xấu số đã ra đi mãi mãi khi chưa kịp tỉnh giấc lúc sáng sớm.
(CLO) Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lựa chọn đưa vào đề án các mũi đột phá có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng tới ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc phạm vi quản lý. Giải quyết các vấn đề này sẽ tạo nên những động lực chính thúc đẩy hoạt động và tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của bộ, ngành và địa phương.