(CLO) UBND huyện Chư Prông (Gia Lai) vừa có Quyết định thành lập Tổ điều tra sự cố vỡ công trình Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 để tiến hành điều tra, đánh giá làm rõ nguyên nhân.
Ngày 23/10, thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã có báo cáo về một số nội dung liên quan đến quá trình tổ chức thi công xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 tại huyện Chư Prông.
Theo báo cáo, nguyên nhân bước đầu gây ra sự cố công trình Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 được xác định là do mưa lũ đặc biệt lớn trong đêm ngày 8-9/10.
Qua đánh giá giữa hiện trạng công trình sau sự cố, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, Sở Công Thương xác định, chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Ia Glae 2 chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung, trình tự, biện pháp thi công, dẫn dòng thi công trong mùa lũ khi thi công phần tường thượng lưu (nối tiếp phần tường đã hoàn thành ở cao trình 346,0m).
Không đảm bảo tiến độ thi công phần thân đập sau khi thi công hoàn thành phần tường tượng lưu; chưa cập nhật kịp thời tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, chưa có biện pháp gia cố, bảo đảm an toàn phần tường thượng lưu nên khi xuất hiện lũ lớn đã bị đẩy trôi về hạ lưu.
Hiện UBND huyện Chư Prông đã có Quyết định thành lập Tổ điều tra sự cố công trình Nhà máy thủy điện Ia Glae 2 để tiến hành điều tra, đánh giá làm rõ nguyên nhân sự cố xảy ra. Đồng thời tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Sau đó, Sở Công Thương sẽ phối phợp với UBND huyện Chư Prông tham mưu để UBND tỉnh Gia Lai triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
Trước đó, như Báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, do lưu lượng lũ quét về đột ngột lớn, tốc độ dòng chảy cao làm đẩy trôi một phần bê tông tường phục vụ thi công đập tràn tự do của Nhà máy Ia Glae 2 (phần tường này đang được nhà thầu thi công theo từng cao trình từ 1-2m, chưa hoàn thiện toàn bộ kết cấu bê tông cốt thép).
Đối với phần thân đập và móng đập tràn tự do bằng bê tông cốt thép đã thi công trước (chưa tích nước hồ chứa) và các hạng mục công trình khác an toàn, ổn định, không xảy ra sự cố do mưa lũ.
Nước mưa cùng với đất, đá do lũ cuốn trôi đã gây ngập úng cục bộ và ảnh hưởng đến một số diện tích đất trồng cây hoa màu và một số máy bơm nước của người dân dọc hai bên suối phía hạ lưu công trình.
(CLO) Chiều tối 12/9, tại huyện Mỹ Đức, mưa đã giảm dần nhưng nước lũ rừng ngang vẫn tràn về gây ngập úng nhiều hộ dân. Mực nước các sông và hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao, như hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn. Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận diễn biến lũ tại một số xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
(CLO) Ngày 13/9, thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, Sở vừa hướng dẫn các địa phương tập trung rút ngắn thời gian kiểm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ hỗ trợ thiệt hại sau bão số 3.
(CLO) Hàng loạt hộ dân mất điện, mất nước sinh hoạt đã mang xô chậu…, ra trước cửa nhà chờ nước miễn phí được đưa đến. Nhiều gia đình đang chịu cảnh ngập lụt ở xã Việt Long (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được phát đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm tận “nóc nhà”.
(CLO) Cơ quan khí tượng cảnh báo, quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng có khả năng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.
(CLO) “Lần đầu tiên hơn 30 năm nay mới thấy trận lũ lịch sử, nước dâng cao như lần này. Trong thôn người già, trẻ nhỏ đã di cư đi chỗ khác để tránh lũ. Các xóm bị ngập lụt hiện đã bị cắt điện, nước nên hầu như không có nước sạch để uống hay nước tắm giặt.” – bà Nguyễn Thị Loan, thôn Lương Phúc, xã Việt Long cho biết.