Thành phố nào ô nhiễm nhất thế giới?

Thứ tư, 15/03/2023 16:26 PM - 0 Trả lời

(CLO Theo bảng xếp hạng từ cuộc khảo sát toàn cầu hàng năm của IQAir, thành phố Lahore ở Pakistan đã vượt hơn 10 bậc để trở thành thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới vào năm 2022.

IQAir là công ty công nghệ chất lượng không khí của Thụy Sĩ. Công ty đo mức chất lượng không khí dựa trên nồng độ của các hạt bụi mịn PM 2.5 gây hại cho phổi. Các cuộc khảo sát hàng năm của công ty này có mức độ uy tín cao, được các nhà nghiên cứu và tổ chức chính phủ trích dẫn rộng rãi.

thanh pho nao o nhiem nhat the gioi hinh 1

Các phương tiện di chuyển giữa sương khói dày đặc ở Lahore, Pakistan. Ảnh: Reuters

Báo cáo hôm thứ Ba (14/3) từ IQAir cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan là thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2022. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng Chad (thuộc miền Trung châu Phi) là quốc gia có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới.

Năm 2021, lượng PM 2.5 của Lahore ở mức 86,5 microgam/m3. Con số này đã tăng lên 97,4 microgam/m3 vào năm 2022, đưa Lahore lên vị trí đứng đầu bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu.

Thành phố ô nhiễm thứ hai đứng sau Lahore là Hòa Điền - thành phố duy nhất của Trung Quốc nằm trong top 20 của bảng xếp hạng, với nồng độ PM 2.5 lên tới 94,3 microgam/m3. So với chỉ số năm 2021 là 101,5 microgam/m3, có thể thấy Hòa Điền đã có dấu hiệu cải thiện chất lượng không khí.

Hai thành phố tiếp theo trong bảng xếp hạng là Bhiwadi (92,7) và Delhi (92,6), đều là hai thành phố thuộc Ấn Độ.

Tuy có đến 39 thành phố nằm trong top 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, nhưng Ấn Độ chỉ xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia có chất lượng không khí tồi tệ nhất toàn cầu. Vị trí đứng đầu bảng xếp hạng này thuộc về Chad, với chỉ số bụi mịn PM 2.5 là 89,7.

Vị trí thứ hai là của Iraq, với chỉ số PM 2.5 là 80,1. Quốc gia đứng vị trí thứ ba là Pakistan với PM 2.5 là 70,9 microgam/m3, tiếp theo đó là Bahrain với 66,6.

Bangladesh - quốc gia có chất lượng không khí tồi tệ nhất vào năm 2021 - đã cải thiện thứ hạng của mình vào năm 2022 với mức PM 2.5 giảm từ 76,9 xuống 65,8, đứng thứ năm trong bảng xếp hạng năm 2022.

Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia có chất lượng không khí tồi tệ nhất ở khu vực Trung và Nam Á, nơi có tới gần 60% dân cư sinh sống ở những khu vực có nồng độ hạt PM 2.5 cao hơn ít nhất bảy lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (tối đa 5 microgam/m3).

Báo cáo cũng cho biết trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người đang sống trong khu vực ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Các chỉ số từ bảng xếp hạng trên được đưa ra bằng cách sử dụng dữ liệu từ hơn 30.000 máy theo dõi chất lượng không khí tại hơn 7.300 địa điểm ở 131 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực.

Hoài Phương (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Nga liên tiếp báo tin thắng trận, Ukraine chật vật kháng cự

Nga liên tiếp báo tin thắng trận, Ukraine chật vật kháng cự

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy (18/5) cho biết, lực lượng của họ đã tiếp tục chiếm được ngôi làng Starytsia trong cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv. Quân đội Nga còn liên tiếp báo tin thắng trận từ nhiều chiến tuyến khác trong cuộc xung đột với Ukraine.

Thế giới 24h
Nội các thời chiến Israel rạn nứt, Thủ tướng Netanyahu bác tối hậu thư

Nội các thời chiến Israel rạn nứt, Thủ tướng Netanyahu bác tối hậu thư

(CLO) Văn phòng Thủ tướng Israel đã bác bỏ lời đe dọa rời khỏi nội các thời chiến từ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz. Sự việc tiếp tục cho thấy những rạn nứt trong chính quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Thế giới 24h
Nhiều người nước ngoài hết lương thực và mắc kẹt do bạo loạn ở New Caledonia

Nhiều người nước ngoài hết lương thực và mắc kẹt do bạo loạn ở New Caledonia

(CLO) Nhiều người nước ngoài, gồm số đông người Úc, đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lương thực và việc rời khỏi New Caledonia, trong bối cảnh lãnh hải Thái Bình Dương thuộc Pháp này bất ổn nghiêm trọng.

Thế giới 24h
Pfizer thắng kiện AstraZeneca 107,5 triệu USD về bằng sáng chế thuốc trị ung thư

Pfizer thắng kiện AstraZeneca 107,5 triệu USD về bằng sáng chế thuốc trị ung thư

(CLO) Hôm 17/5, bồi thẩm đoàn liên bang Delaware (Mỹ) tuyên bố AstraZeneca phải bồi thường thiệt hại cho Pfizer 107,5 triệu USD vì thuốc trị ung thư phổi Tagrisso của AstraZeneca vi phạm quyền sáng chế của đơn vị Wyeth thuộc Pfizer.

Thế giới 24h
Ảnh vệ tinh cho thấy máy bay và tòa nhà bị phá hủy tại căn cứ quân sự Nga ở Crimea

Ảnh vệ tinh cho thấy máy bay và tòa nhà bị phá hủy tại căn cứ quân sự Nga ở Crimea

(CLO) Hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 máy bay phản lực Nga bị phá hủy và các tòa nhà bị hư hại tại căn cứ không quân Belbek ở thành phố cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea hôm 16/5.

Thế giới 24h