Thao túng Eximbank: Trách nhiệm của cơ quan thanh tra giám sát ra sao?

Thứ sáu, 22/04/2016 20:52 PM - 0 Trả lời

Chẳng phải ngẫu nhiên mà trên phù hiệu của ngành thanh tra có hình lá chắn (để ngăn ngừa, phòng chống sai phạm, bảo vệ pháp luật). Thế nhưng, với những gì xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, buộc phải nêu câu hỏi: Lực lượng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “đang ở đâu”?

Sự kiện: Eximbank

(CLO) Chẳng phải ngẫu nhiên mà trên phù hiệu của ngành thanh tra có hình lá chắn (để ngăn ngừa, phòng chống sai phạm, bảo vệ pháp luật). Thế nhưng, với những gì xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, buộc phải nêu câu hỏi: Lực lượng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “đang ở đâu”?

Giỡn mặt “quan” thanh tra

Chẳng cần “xa xôi” về những động thái thâu tóm, những chiêu “lấy mỡ nó rán nó” hay lộ trình di chuyển lòng vòng của những “mớ” cổ phiếu… từng “phát lộ” trong hệ thống tín dụng mấy năm trở lại đây, mà chỉ những gì “thể hiện” ngay trước mặt vị cán bộ nắm “thượng phương bảo kiếm” ở trung ương, trong lĩnh vực tiền tệ tại đại hội đồng cổ đông bất thường 2015 của Eximbank, đã dấy lên nghi ngờ về sự ngó lơ, dung túng, bao che cho hành vi sai phạm!?

Xin nhắc lại, ngày 15/12/2015, đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 của Eximbank diễn ra với sự hiện diện của Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh, phụ trách Cơ quan Thanh tra, Giám sát NHNN Việt Nam. Khi đã công bố kết quả bầu cử Hội đồng quản trị (HĐQT), bà Ngô Thu Thúy, một người không chính danh (chưa phải là nhân sự của Eximbank) đã ngang ngược xông thẳng vào phòng kiểm phiếu, để từ đó, “chuyển hóa” ngoạn mục kẻ thua (là ông Lê Minh Quốc) thành người chiến thắng, khiến cổ đông vô cùng bất bình, bức xúc!

Chính bởi có sự công nhiên “làm xiếc” trước mắt “quan thanh tra” ngay giữa thanh thiên bạch nhật như thế, nên nhân sự mới ở Eximbank có tới 2 người đến từ CTCP Âu Lạc, đó là Chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc và thành viên HĐQT Ngô Thanh Tùng, trong khi, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và NHNN cũng góp vốn trong tổ chức tín dụng này…

[caption id="attachment_94119" align="aligncenter" width="640"]ngan_hang_lai13_kienthuc_hbcp.jpgngan_hang_lai13_kienthuc_hbcp_ptwu 'Lùm xùm" ở ngân hàng Eximbank sau khi nhiều cơ quan báo chí phản ánh (việc vi phạm pháp luật trong bầu cử…) Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo phản hồi báo chí sẽ làm rõ, xử lý nghiêm minh.Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả...?[/caption]

Không thể “vô can”?

Vậy, bà Ngô Thu Thúy là ai, xuất thân từ đâu; số cổ phiếu của bà thật (ảo) ra sao và quan hệ với ông Lê Minh Quốc thế nào… hẳn ông Nguyễn Phước Thanh rành rõ “trong vòng 3 nốt nhạc”?

Và, tại sao bà ta, với những cổ phiếu (chỉ chiếm 4,34% vốn điều lệ Eximbank) liên quan đến “ông trùm” Nguyễn Đức Kiên, đồng thời chưa “chính chủ” (chưa thực sự sở hữu do thiếu nợ đến hơn 92%); tương tự, ông Đặng Phước Dừa, người đồng đề cử ông Lê Minh Quốc, tại thời điểm tháng 2/2015 chỉ có 0,01% vốn điều lệ Eximbank (bằng nguồn cổ phiếu mua của HDBank, trị giá 966,45 tỷ đồng, nhưng còn nợ đến 85%), lại có thể dễ dàng “xuyên thủng” tấm lá chắn Nguyễn Phước Thanh và cả thuộc cấp của ông là bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Chánh Thanh tra, Giám sát NHNN cũng có mặt tại đại hội cổ đông?

Hơn thế, sau khi nhiều cơ quan báo chí phản ánh (việc vi phạm pháp luật trong bầu cử…), Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo phản hồi báo chí sẽ làm rõ, xử lý nghiêm minh. Và, chính “phó tư lệnh” Nguyễn Phước Thanh cũng thừa nhận tại phiên bầu có sự “dở hơi”, “kỳ lạ”, khiến “tui đau đớn lắm” và đã “ra quân” (tiến hành thanh tra). Song, tại sao cho đến nay, chẳng những kết quả đâu chưa thấy, mà bà Ngô Thu Thúy, Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc - người chưa từng làm việc tại ngân hàng lại được bổ nhiệm làm cố vấn cao cấp của Eximbank?…

Thật chẳng rõ, sau những “chuyện vậy đâu được” và “tui rất đau” do cơ quan quản lý (mà mình đại diện) “bi trát vô mặt”, Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh có khi nào tự cật vấn, rằng: Trong “vụ” này mình có phần trách nhiệm, chẳng thể “vô can”...???

Có hay không những “lá chắn” che chắn?

Thời gian gần đây, hệ thống tài chính ngân hàng liên tiếp “dậy sóng” bởi những kẻ “tay không bắt giặc” bỗng phất lên nhanh chóng, bằng cách dùng vốn ảo rút ruột hàng ngàn tỷ đồng “tiền tươi, thóc thật” của các ngân hàng.

Điển hình như vụ bầu Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB); Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) hay như Huỳnh Thị Huyền Như lừa VietinBank, CTCP Chế biến Thủy sản Phương Nam lừa Vietcombank, Sacombank….

Chính vì thế, không ít người đã đưa ra nhận định, với chức năng “gác gôn” hệ thống tài chính tiền tệ, nếu thanh tra NHNN làm tốt công tác giám sát, chắc chắn đã ngăn ngừa, phát hiện sớm các rủi ro cũng như những nguy cơ, dấu hiệu vi phạm (kể cả những xu hướng, diễn biến bất lợi) để cảnh báo kịp thời và đề ra biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả thì thiệt hại và nợ xấu đã không lớn, không đến nỗi nhức nhối (lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng) như hiện nay.

Thực tế, đã có những kẻ được tin tưởng giao “lá chắn”, song lại làm ngơ, thậm chí lấy “lá chắn” che chắn cho những “đại gia” lừa, chuyển nhượng cổ phiếu ảo, “thôn tính” ngân hàng rồi rắp tâm “xẻ thịt” đã vướng vòng lao lý. Chẳng hạn, Hà Tấn Phước, Tổ trưởng Giám sát của VNCB, Phó Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh Long An; Lê Văn Thanh, Tổ trưởng Giám sát của VNCB, Chánh Thanh tra NHNN Việt Nam chi nhánh Long An (trong vụ Phạm Công Danh) mới bị khởi tố, bắt giam…

[su_note note_color="#baf8ef"]Thạc sỹ - Luật sư Nguyễn Đăng Bình: Cơ quan điều tra cần vào cuộc

"Điều 285 Bộ luật Hình sự quy định về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như sau:

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

  • Về hành vi thiếu trách nhiệm: Hành vi thể hiện rõ là Không thực hiện hoặc Thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có Chức vụ, quyền hạn. Không thực hiện nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ quyền hạn không làm những việc theo đúng quy định của pháp luật, của điều lệ côn tác như: Nội quy, Quy chế, Quy trình… có tính chất bắt buộc phải thực hiện theo. Người có chức vụ quyền hạn lại không thực hiện đúng nhiệm vụ, chức vụ, quyền hạn của mình như: Thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không kịp thời do đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc đã đề ra.
  • Về việc gây hậu quả nghiêm trọng: Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại được xác định và có cơ sở xác định là nghiêm trọng về tài sản, về vật chất hay tinh thần, thiệt hại về uy tín, danh dự, tài sản của cơ quan Nhà nước, của tổ chức và cá nhân… Người có chức vụ quyền hạn được coi là phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi họ có khả năng thực tế hoàn thành công việc được giao, tuy nhiên họ đã lơ là trong công việc, không thấy trước khả năng gây hậu quả nghiêm trọng mặc dù điều này là họ phải biết hoặc có thấy trước nhưng tin rằng hậu quả không xảy ra hay có thể ngăn ngừa được. Qua đó thấy rõ lỗi của họ ở đây là lỗi vô ý, có thể vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.
  • Để Eximbank lâm vào tình cảnh như hiện nay như lỗ triền miên, một số một số dấu hiệu vi phạm pháp luật... tôi cho rằng đã có dấu hiệu phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Đặc biệt tôi nhấn mạnh vai trò của Thanh tra Ngân hàng như bài báo đã nêu, nếu thanh tra NHNN làm tốt công tác giám sát, qua đó cảnh báo kịp thời và đề ra biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả thì thiệt hại và nợ xấu tại hệ thống ngân hàng đã không lớn, không lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng như hiện nay. Vì vậy, theo tôi các cơ quan tố tụng cần khởi tố vụ án hình sự tại Eximbank để quy trách nhiệm cho những cá nhân có liên quan, hòng tránh đi vào vết xe đổ như tại các ngân hàng: VNCB, Ocean Bank.... [/su_note]

Mạc Hồng Kỳ

Tin khác

Bắt một giám đốc điện lực tại Bắc Kạn

Bắt một giám đốc điện lực tại Bắc Kạn

(CLO) Cơ quan An ninh điều tra (PA09) Công an tỉnh Bắc Kạn thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Thanh Bình, sinh năm 1977, trú tại tổ 8B, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn.

Vụ án
Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, chém đối thủ tử vong

(CLO) Do đã uống rượu bia nên xảy ra mâu thuẫn, thách thức dùng dao chém nhau, Nguyễn Văn Long đã chém bạn nhậu tử vong tại chỗ.

Vụ án
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng, thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

(CLO) Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 03 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Vụ án
Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

Bắt tạm giam một phó chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang

(CLO) Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Việt Đức, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ để điều tra về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Vụ án
Đối tượng bị truy nã về tội giết người 'sa lưới' sau 9 tháng lẫn trốn

Đối tượng bị truy nã về tội giết người "sa lưới" sau 9 tháng lẫn trốn

(CLO) Quá trình tìm kiếm, nhóm của Sơn phát hiện 2 người bạn của Tiến là Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Văn Sinh nên đã tấn công và truy sát. Hậu quả, Thức tử vong tại chỗ còn Sinh được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên đã tử vong sau đó.

Vụ án