Thế giới di động (MWG) nợ ngắn hạn vượt vốn chủ sở hữu, vừa phải trả 1.135 tỷ đồng trái phiếu

Thứ hai, 09/01/2023 13:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thế giới di động (MWG) ghi nhận nợ ngắn hạn cao vượt cả vốn chủ sở hữu. Đồng thời đơn vị này vừa phải trả 1.135 tỷ đồng trái phiếu.

Mới đây, CTCP Thế giới di động (MWG) vừa thông báo về việc hoàn tất thanh toán lô trái phiếu trị giá 1.135 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm với lãi suất 6,55%/năm, được phát hành vào ngày 17/11/2027, ngày đáo hạn là 17/11/2022.

Khi được phát hành, trái phiếu này có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và được phát hành với số lượng 1.135 trái phiếu. Đơn vị lưu ký là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank. 

Doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận đi ngang, không có nhiều biến chuyển

Theo báo cáo tài chính Quý 3 của Thế giới di động, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 9 tháng đầu năm đạt đạt 102.816,4 tỷ đồng, tăng 18,4% so với 9 tháng đầu năm 2021. Giá vốn hàng bán tăng cao lên mức 79.963,7 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận gộp chỉ đạt được 22.852,7 tỷ đồng, chỉ tăng 12,8% so với cùng kỳ.

the gioi di dong mwg no ngan han vuot von chu so huu vua phai tra 1135 ty dong trai phieu hinh 1

Thế giới Di Động (MWG) lợi nhuận đi ngang, vừa phải trả 1.135 tỷ đồng trái phiếu. (Ảnh TL)

Bài liên quan

Doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận đạt 1 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 881 triệu đồng trong năm 2021. Chi phí tài chính cũng ghi nhận tương đương khiến cho nguồn tiền từ hoạt động tài chính của Thế giới di động gần như không còn.

Chi phí bán hàng được ghi nhận lên tới 15.186,5 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Chi phí quản lý doanh nghiệp ngược lại có xu hướng được cải thiện khi chỉ còn 2.056 tỷ đồng, giảm hơn so với mức 3.163,8 tỷ đồng năm trước.

Lợi nhuận sau thuế của Thế giới di động trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 3.482,3 tỷ đồng, gần như đi ngang và không có biến động nhiều bất chấp việc doanh thu đã có cải thiện.

Tài sản chủ yếu là nợ, nguồn vốn cho thấy sự mất cân bằng

Tại thời điểm kết thúc Quý 3 năm 2022, Thế giới di động ghi nhận tổng tài sản đạt mức 61.282 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm. Trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn, chiếm tới 50.122,5 tỷ đồng, tương ứng với 81,8% tổng tài sản.

Chỉ tiêu về Hàng tồn kho của Thế giới di động ở mức 28.687,9 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm. Dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho lên tới 405,5 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh từ 4.142 tỷ đồng lên tới 7.065,2 tỷ đồng.

Tài sản dài hạn của công ty không biến động nhiều, loanh quanh ngưỡng trên 11.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là tài sản dài hạn giảm hơn 217 tỷ đồng, từ mức 9.647 tỷ đồng xuống chỉ còn 9.429 tỷ đông.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Thế giới di động, có thể thấy rõ sự rủi ro khi mà nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Cụ thể thì trong tổng nguồn vốn quy mô 61.282 tỷ đồng của mình, Thế giới di động ghi nhận có tới 37.968,5 tỷ đồng là nợ phải trả. Hơn thế nữa, đa phần trong đó lại là nợ ngắn hạn, chiếm 32.001 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn thậm chí còn lớn hơn vốn chủ sở hữu, được ghi nhận ở mức 23.323,5 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/9/2022.

Chỉ tiêu về vay và nợ  ngắn hạn tại cuối Quý 3 ở mức 16.857,4 tỷ đồng, tuy đã có giảm so với thời điểm đầu năm nhưng vẫn là một con số lớn, cho thấy rủi ro trong việc sử dụng vốn của MWG. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm từ 12.674,6 tỷ đồng xuống chỉ còn 8.104,9 tỷ đồng, giảm tới 4.569,7 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Du Uyên

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm