Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Theo dõi báo trên:
Hơn hai năm rưỡi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, nỗ lực của phương Tây nhằm giảm phụ thuộc vào dầu và khí đốt Nga cũng như cô lập chính quyền Kremlin đã chậm lại.
Quá trình chuyển đổi năng lượng của Liên minh châu Âu (E.U.) vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho việc tiếp tục, thậm chí gia tăng việc mua năng lượng từ Nga, gián tiếp tài trợ cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Kết quả là ông Vladimir Putin không hề lùi bước, đây cũng là một thất bại trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden và một sự chuyển dịch quyền lực địa chính trị có lợi cho các đối thủ của Mỹ, mang lại viễn cảnh u ám cho Ukraine.
Sức mạnh của Nga trong thế giới hiện đại chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Khoảng 50% ngân sách quốc gia của Nga trong hơn mười năm qua là từ xuất khẩu dầu khí.
Trước khi cuộc chiến bùng nổ, E.U. phụ thuộc vào Nga với hơn 40% nguồn cung năng lượng – bao gồm 25% dầu, 48% khí đốt, 48% than đá – và sự hoàn thành của đường ống Nord Stream 2 vào năm 2021 có thể đẩy những con số này cao hơn. Dường như ông Putin đã tính toán rằng châu Âu sẽ không dám có phản ứng quyết liệt trước cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, và thực tế cho thấy ông đã không sai.
Mỹ, Anh và E.U. đã đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Trong suốt hai năm 2022 và 2023, các nước phương Tây đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga qua tàu, các sản phẩm dầu, than đá, khí đốt qua ống dẫn và cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), cùng nhiều cơ chế tài chính cần thiết để thực hiện giao dịch.
Tuy nhiên, các biện pháp này không được thực hiện đồng loạt do E.U. không thể tồn tại nếu đột ngột bị cắt nguồn cung năng lượng từ Nga. LNG vẫn chưa bị cấm hoàn toàn, và tài nguyên năng lượng hạt nhân vẫn được phép nhập khẩu. Đối với dầu thô, thay vì cấm hẳn, Nhà Trắng đã dẫn đầu nỗ lực áp giá trần 60 USD/thùng để giới hạn lợi nhuận của Nga mà không gây thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, điều có thể làm tăng lạm phát.
Xuất khẩu khí đốt qua đường ống đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn một phần nhỏ chảy qua Ukraine và lên tới 38 tỷ mét khối mỗi năm được xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào châu Âu đã giảm mạnh, từ 16 tỷ euro xuống chỉ còn 1 tỷ euro mỗi tháng trong giai đoạn từ 2022 đến 2023, khiến doanh thu từ dầu khí của Nga giảm gần một phần tư.
Đó cũng là giới hạn của các lệnh trừng phạt phương Tây. Năm 2024 khi Nga đang có một năm tăng trưởng vượt bậc. Tăng trưởng GDP của nước này dự kiến vượt 4%, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục và việc tuyển quân cùng lương bổng cho quân đội đã góp phần vào mức tăng trưởng lương kỷ lục.
Sự tăng trưởng của Nga là do chính quyền Kremlin đang bơm tiền vào các ngành công nghiệp quân sự để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh tại Ukraine – chi tiêu quốc phòng và an ninh chiếm tới 40% ngân sách công. Tuy nhiên, chi tiêu quốc phòng trong nước chỉ là một phần của câu chuyện.
Phần còn lại của thế giới dường như đã từ bỏ việc từ bỏ năng lượng của Nga. Các lệnh cấm các sản phẩm năng lượng của Nga không hơn gì một “vở kịch” trừng phạt. Áo là ví dụ điển hình, khi khí đốt từ Nga vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn cung năng lượng của nước này.
Ngay cả khi nhập khẩu khí đốt qua đường ống sang E.U. đã chấm dứt, lượng mua LNG đắt đỏ từ Nga chưa bao giờ bị cấm và đã tăng gần 20%, giữ Nga ở vị trí nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho lục địa này, đảm bảo lợi nhuận cao cho Kremlin. Bên cạnh đó, các tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối" chở dầu Nga đã cập bến trực tiếp vào các cảng châu Âu trong vài tháng qua, vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng cộng, E.U. đã chi trả hơn 196 tỷ euro cho dầu, khí đốt và than đá của Nga kể từ tháng 2 năm 2022, dòng tiền này đã giúp Nga không chỉ tồn tại mà còn tái xây dựng lực lượng quân sự.
Sự thất bại trong việc trừng phạt Nga cũng dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển vị thế như một trung gian năng lượng, điều mà họ đang sử dụng để gây trở ngại cho cả Mỹ và E.U. trong các mục tiêu chính sách đối ngoại.
Trong khi đó, sự thận trọng của Tổng thống Biden khi không để Ukraine có lợi thế quân sự quá lớn, với lo ngại leo thang xung đột, càng củng cố ấn tượng rằng sự hỗ trợ của Mỹ chưa hoàn toàn tuyệt đối. Trung Quốc và Thủ tướng Israel Netanyahu có lẽ cũng đã cân nhắc điều này khi tiếp tục mở rộng các hành động của mình.
Cũng có những lo ngại về môi trường. Mặc dù sự nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng tại châu Âu, nhưng dầu và khí đốt rẻ mà Nga cung cấp cho Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ lại làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng của các nước này.
Trong khi đó, nhiều quốc gia châu Âu, đứng đầu là Đức, đang tăng cường sử dụng năng lượng từ than đá vì lý do an ninh năng lượng, thay thế khí đốt tự nhiên bằng nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất.
Nhưng Ukraine vẫn là quốc gia phải gánh chịu hậu quả lớn nhất từ sự suy yếu ý chí cô lập Nga. Với mùa đông chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, hầu hết hệ thống năng lượng của Ukraine đã bị phá hủy, điều này khiến nhiều người có thể thiệt mạng trong mùa đông này vì lạnh, đói hoặc không thể điều trị y tế.
Việc không ngăn chặn được Nga tiếp tục chiến dịch tại Ukraine đang gây ra những hậu quả thực sự và bi thảm. Tuy vẫn còn cơ hội để kiềm chế Nga và cô lập hoàn toàn nước này khỏi các thị trường năng lượng toàn cầu, nhưng hiện chưa có dấu hiệu cho thấy quyết tâm chính trị sẽ thay đổi.
Dũng Phan (Theo Time)
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(CLO) Đà Lạt và Bangkok dẫn đầu danh sách điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất cho kỳ nghỉ Tết năm nay.
(CLO) Chiều 12/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam do ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam làm Trưởng đoàn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 13/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, trời rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét đậm, rét hại. Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to…
(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Ngoại giao.
(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị Công an nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”.
(CLO) Chiều 12/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hòa Dominicana đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 12/12, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên phối hợp với Viện Báo chí - Truyền thông (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, chuyên đề “Kỹ năng ứng dụng CNTT trong xây dựng các sản phẩm truyền thông đa phương tiện; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho báo chí truyền thống và báo in”.
(CLO) Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11 qua ứng dụng Link to Windows, hỗ trợ hai chiều, dễ dàng và nhanh chóng, sắp có cho mọi người dùng.
(CLO) Ngày 12/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với sự chung tay đồng hành của nhiều cơ quan báo chí và tạp chí.
(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Điện Ảnh Công An Nhân Dân tổ chức họp báo công chiếu bộ phim “Đội Điều Tra Số 7 Mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo”. Bộ phim được đạo diễn Đinh Tuấn Vũ xây dựng với nội dung đầy gay cấn, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an tinh nhuệ, anh dũng.
(CLO) Ngày 12/12, Google vừa thực hiện thay đổi phân mục nhiều ứng dụng di động trên CH Play. Trong đó, ứng dụng VTVgo được định danh là ứng dụng của Chính phủ.
(CLO) Mỗi mùa đông, hàng triệu con bướm vua thực hiện một hành trình dài hàng ngàn km qua Bắc Mỹ để đến các khu rừng và núi ở miền trung Mexico và trú đông ở đó.
(CLO) Ngày 12/12, với mong muốn chuỗi sự kiện "Ngày của phở 12-12" không chỉ là văn hóa, ẩm thực, mà còn gói vào đó sự yêu thương, sẻ chia, đong đầy tình cảm, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn Lào Cai, huyện Bảo Yên tổ chức chương trình "Phở yêu thương 2024" tại Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên).
(CLO) Về thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong năm 2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu chú trọng đổi mới nội dung, cách làm; kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa. Tăng cường lồng ghép hiệu quả với các phong trào, chương trình, hoạt động về văn hóa và phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức trong cộng đồng.
(CLO) Ban tổ chức cho biết, Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2024 sẽ được tổ chức tại Nhà hát thành phố Hải Phòng tối 15/12/2024, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
(CLO) Kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, bất định. Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị - kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào? Các lớp tài sản nào sẽ là lựa chọn tốt của năm tới?
(NB&CL) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành dầu mỏ Nga trước thềm lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào tháng Giêng.
(CLO) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 71.326 tỷ đồng, tăng 7,01% so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.455 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2023.
(CLO) Cuộc xung đột Ukraine được coi là rủi ro địa chính trị lớn nhất năm 2024 với chi phí tái thiết dự kiến gần 500 tỷ USD đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
(CLO) Thiết quân luật ngày 3/12 khiến thị trường Hàn Quốc lao dốc, với quỹ ETF giảm 6,5% và hơn 1 tỷ USD bị rút chỉ trong ba ngày.
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.
(CLO) Các ngân hàng Nga ngăn chặn 16,1 triệu cuộc tấn công mạng, bảo vệ 4,9 nghìn tỷ ruble, nhưng vẫn thiệt hại 9,3 tỷ ruble trong quý III/2024.
(CLO) Trong chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng luôn là điểm sáng của Thành phố Hà Nội.