Thế khó của công nghiệp hỗ trợ: Chưa thấy doanh nghiệp điện tử nào được hỗ trợ tín dụng hậu đại dịch

Thứ hai, 27/06/2022 18:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam: Chưa thấy doanh nghiệp điện tử nào được hưởng các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ dành cho doanh nghiệp khó khăn do COVID-19. Hầu như các ngân hàng luôn đòi hỏi thế chấp bằng nhà đất, hoặc chuyển đổi sang tài sản.

Trong Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm được tổ chức ngày 27/6, các hiệp hội thuộc các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ nêu ra hàng loạt khó khăn ở thời điểm hiện tại.

Thế khó của ngành sản xuất linh kiện điện tử

Đơn cử, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hàng Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) chia sẻ: Do tác động của đại dịch COVID-19 và xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine, chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến giá nhiên, nguyên liệu tăng phi mã, chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhất là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.

Doanh nghiệp điện tử tiếp tục đối mặt với khó khăn hậu đại dịch.

Doanh nghiệp điện tử tiếp tục đối mặt với khó khăn hậu đại dịch.

“Riêng đối với ngành sản xuất linh kiện điện tử, do chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp thiếu nhiều nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là chất bán dẫn”, bà Hương nói.

Cũng chính vì thiếu vật liệu sản xuất, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng. Riêng trong tháng 5/2022 đã giảm 20%.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng còn đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao.

“Chúng tôi thiếu hụt lao động rất nhiều, tay nghề lao động mới còn yếu nên mất công đào tạo, đây cũng là một khó khăn lớn đang cản trở ngành bứt phá”, bà Hương nói.

Đặc biệt, bà Hương tiết lộ: Cộng đồng doanh nghiệp còn đang đối mặt với vấn đề tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 1/7/2022. Bởi dựa vào đó, người lao động tại nhiều doanh nghiệp cũng gây sức ép đòi tăng lương, tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp dựa trên mức lương tối thiểu.

Ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định.

Ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định.

Dù vậy, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định. Đơn cử như xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang rõ nét. Các hãng lớn thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh và Việt Nam đang được hưởng lợi.

Các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những hãng lớn đang dần tập trung vào Việt Nam. Đối với Apple, có đến 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của hãng này đã chuyển sang Việt Nam, hoặc mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron,…

Với Samsung, quyết định phát triển mạnh hơn tại Việt Nam đã khá rõ ràng khi xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội. 

Samsung cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đầu năm nay, Đồng Nai đã cấp giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là công ty Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc).

Một số kiến nghị của ngành sản xuất linh kiện điện tử

Để nắm được cơ hội trên, Phó Chủ tịch VASI kiến nghị Chính phủ nên có những chính sách chọn lọc có quy mô lớn để thu hút các “ông lớn” nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách này phải kèm theo điều kiện sản xuất “sạch”, bảo vệ môi trường và không xả thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, bà Hương kiến nghị nên có thêm các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động. 

Cuối cùng, bà Hương đề xuất, các cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ.

"Tôi chưa thấy doanh nghiệp điện tử nào được hưởng các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ dành cho doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Hầu như các ngân hàng luôn đòi hỏi thế chấp bằng nhà đất, hoặc chuyển đổi sang tài sản. Thử hỏi có doanh nghiệp nào vay được không để chúng tôi lấy hình mẫu học hỏi, làm theo." - bà Hương nhấn mạnh.

Bà Hương kiến nghị Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp.

Bà Hương kiến nghị Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp.

Tại hội nghị, một số đơn vị cũng kiến nghị, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để giảm giá xăng dầu, giảm giá nguyên, vật liệu và chi phí logistics. Bởi giá xăng dầu quá cao như hiện nay sẽ tác động đến nhiều loại hàng hoá nguyên, nhiên liệu sản xuất là đầu vào của doanh nghiệp. Đồng thời tác động đến những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và đời sống người lao động.

Liên quan đến chi phí logistics, nhiều ý kiến cho rằng, phí logistics của Việt Nam đang cao hơn một số quốc gia trên thế giới. Do đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo đó, đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc và có những biện pháp cần thiết để giảm chi phí logistics trong thời gian tới.

Trước những khó khăn và đề xuất của khu vực doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, sẽ tiếp thu để phục vụ báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và xây dựng đề án chính sách điều hành vĩ mô trong những tháng cuối năm 2022.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô