Thí điểm Mobile Money:

Thí điểm Mobile Money: Thêm kênh thanh toán không dùng tiền mặt hay sẽ tạo ra kênh “rửa giao dịch”?

Thứ năm, 04/06/2020 10:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Câu chuyện tài khoản viễn thông được sử dụng như một hệ thống tiền tệ, có khả năng thanh toán tương tự như tiền ở Việt Nam, đã từng dấy lên nhiều tranh luận trái chiều, nay sắp được thí điểm với tên gọi Mobile Money.

Sự kiện: Mobile Money

Nhìn vào số lượng người dùng, cũng như “hệ thống” sim rác từ các nhà mạng có thể thấy, ngoài những tiện ích sẽ mang lại cho xã hội, cơ quan quản lý cần phải tính đến những nguy cơ từ loại hình này. Một trong số đó có thể biến Mobile Money trở thành kênh thanh toán cho những dịch vụ trái pháp luật như cờ bạc, hay thậm chí là rửa tiền.

Người dân cần thêm kênh thanh toán không dùng tiền mặt?

Ngày 29/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Một trong những số đó là cấp phép thí điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Đây là một trong những đề xuất trước đó của Bộ Thông tin và Truyền thông khi cho rằng, nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money cho các nhà mạng viễn thông thì vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Việc này được cho là một trong những giải pháp để thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy các công ty Fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế.

Báo Công luận

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ loại hình Mobile Money mới được người dân và xã hội biết đến, bởi vì trước đã từng xảy ra các vụ án về cờ bạc trực tuyến, các đối tượng đã sử dụng thẻ cào từ các nhà mạng như một kênh thanh toán tương tự với tiền Việt Nam. Đây là thủ đoạn thường thấy gần đây của các đối tượng khi lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, tạo ra các “sới bạc” trực tuyến.

Người chơi có thể nạp tiền vào hệ thống bằng thẻ cào điện thoại từ các nhà mạng, sau khi đánh xong có thể quy đổi ngược lại bằng các thẻ cào có giá trị tương ứng. Tiếp đó, người chơi có thể “đổi tiền” từ các mã thẻ cào điện tử này sang tiền mặt bằng các kênh trung gian thanh toán có chức năng mua bán thẻ cào.

Hoạt động này đã nhiều lần bị triệt phá, nhưng vẫn cứ như “nấm mọc sau mưa” bởi lẽ, cơ quan cảnh sát điều tra mới chỉ dừng ở việc bắt các đối tượng ở hành vi đánh bạc. Còn mấu chốt chính là làm thế nào để đổi thẻ cào “ảo” thành thật, cũng như làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan thì vẫn chưa được làm rõ. Đã từng có nhiều ý kiến cho rằng, các kênh thu mua thẻ cào hiện tại chính là một “mắt xích” quan trọng không thể bỏ qua, khi nhờ vào đó các đối tượng có thể “đổi”, “rửa” tiền ảo thành thật.

Không thể phủ nhận, việc cho thí điểm triển khai Mobile Money sẽ mang đến nhiều lợi ích cho xã hội. Trao đổi với báo chí, ông Trần Duy Hải - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT-TT cho biết, khi Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho triển khai dịch vụ, người sử dụng điện thoại có thể mở tài khoản Mobile Money để thực hiện chuyển tiền, rút tiền và thanh toán cho các hàng hóa dịch vụ hợp pháp có giá trị nhỏ. Thế nhưng, các chuyên gia cũng cho rằng, nếu không quản chặt hoạt động này từ các nhà mạng thì Mobile Money rất có thể sẽ biến tướng thành một kênh thanh toán, chuyển khoản trực tiếp hoặc qua các ví điện tử, sau đó sử dụng hệ thống ví điện tử hoặc kênh thanh toán trung gian để “rửa giao dịch”.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro từ hoạt động Mobile Money

Dịch vụ Mobile Money được cho là hướng đến các đối tượng người dân chưa có tài khoản ngân hàng. Với hơn 51,1 triệu thuê bao di động băng rộng 3G - 4G trong tổng số hơn 134,5 triệu thuê bao di động tính đến cuối tháng 6.2019 có thể triển khai ngay Mobile Money, tổng doanh số thanh toán qua Mobile Money có thể lên tới 511.000 tỷ đồng/tháng với mức thanh toán 10 triệu đồng/tháng và hơn 255,5 nghìn tỉ đồng với mức thanh toán 5 triệu đồng/tháng. Doanh số khổng lồ hứa hẹn từ một dịch vụ hoàn toàn mới, có thể triển khai ngay dựa trên các nền tảng sẵn có đã phần nào giải thích vì sao các nhà mạng hiện nay tỏ ra rất sốt sắng với việc triển khai Mobile Money.

Mặc dù người dân có thể đến các nhà mạng nộp tiền vào tài khoản như nạp thẻ cào điện thoại, nhưng việc này lại đặt ra rủi ro cao và nguy cơ rửa tiền của các đối tượng phạm tội.

Báo Công luận

Theo báo cáo của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, về bản chất, Mobile Money tương tự như Ví điện tử (cũng là một dạng tiền điện tử e-money), nhưng khác so với Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng qua di động) ở chỗ Mobile banking là công cụ của ngân hàng, kết nối với tài khoản khách hàng để thực hiện các dịch vụ truyền thống như gửi tiền, cho vay, thanh toán... Trong khi, Mobile money có thể không kết nối với tài khoản ngân hàng, chủ yếu để thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền với giá trị giao dịch nhỏ.

Với đặc thù là sản phẩm công nghệ cao, được cung cấp chủ yếu qua các nhà mạng, việc giám sát và quản lý Mobile Money cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an… Bên cạnh đó, nếu việc định danh khách hàng, quản lý sim rác và giao dịch ẩn danh nếu không được thực hiện chặt chẽ, Mobile money có thể là kênh để “rửa giao dịch”, ảnh hưởng đến công tác phòng chống rửa tiền.

Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Mobile Money có mức độ rủi ro lớn hơn ví điện tử, bởi người sử dụng có thể được gửi trực tiếp, kể cả tiền mặt cho nhà mạng mà không phải thông qua hệ thống ngân hàng như ví điện tử. Nếu trong trường hợp người dân có thể gửi tiền trực tiếp qua nhà mạng sẽ có rủi ro rửa tiền xuất hiện, do đó sẽ phải có quy định số tiền tối đa có trong ví di động của khách hàng.

Theo các chuyên gia, hiện nay các nhà mạng đang không thể khống chế được sim rác, và cũng không có quy định số lượng sim một người có thể đăng ký. Như vậy sẽ xảy ra tình huống một cá nhân có thể mở cùng lúc nhiều tài khoản, tại nhiều nhà mạng khác nhau để mua bán tiền tài khoản. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng có hành vi phân nhỏ số tiền ra thành nhiều tài khoản khác nhau và tiến hành “rửa” thông qua nhiều hình thức khác.

Mặt khác, nếu cho những doanh nghiệp viễn thông phát hành Mobile money, tức là trao cho họ một chức năng tạo tiền. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang có chức năng cung ứng tiền ra thị trường và quản lý. Việc cho nhà mạng tạo tiền thì cũng tương đương với việc khi họ tung mã thẻ cào, cung ứng tài khoản viễn thông có tiền cũng như đang cung ứng tiền ra xã hội. Việc này sẽ trở nên rắc rối và phức tạp khi thiếu đơn vị đủ chuyên môn để quản lý và kiểm soát, đồng thời rất có thể sẽ làm thay đổi hoạt động cung ứng tiền của quốc gia.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, để hạn chế rủi ro từ Mobile Money, cần định danh, xác thực khách hàng nhằm tránh việc có hoạt động giao dịch giả mạo, gian lận. Ngoài ra, phải có quy định để đảm bảo các doanh nghiêp viễn thông tuân thủ nghiêm nguyên tắc 1:1 để không làm phát sinh lượng tiền tệ, gây khó cho công tác điều hành chính sách tiền tệ. Nhất là với doanh số thanh toán dự kiến lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, cần đặt vấn đề về việc làm sao quản lý được số tiền nằm trong các tài khoản Mobile Money của các nhà mạng và đảm bảo rằng nguồn tiền đó chỉ được sử dụng cho mục đích thanh toán hàng hóa của người dân.

Ngân hàng Nhà nước phải quản lý được chuyện đó và giải được bài toán này, phải có phần mềm quản lý để có thể báo động khi nguồn tiền trong các tài khoản đó được sử dụng sai mục đích hay ngoài mục đích thanh toán của người dân.

Gia Nguyễn

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm