Thị trường chứng khoán đầu năm: Khởi đầu trong sắc xanh

Thứ năm, 22/02/2024 10:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng, đặc biệt ở giai đoạn cuối năm.

Phiên khởi đầu năm mới khởi sắc

Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) tăng trưởng theo đồ thị hình “sin”, trầm lắng vào đầu năm, tăng trưởng bứt phá từ quý III/2023, nhưng tiếp tục sụt giảm và phục hồi vào giai đoạn cuối năm do ảnh hưởng từ các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài.

Nhìn chung, TTCK vẫn có nhiều điểm nhấn tích cực trong năm vừa qua. Trong đó, chỉ số VN-Index vẫn tăng mạnh, mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, VN-Index “nóng” lên, trở thành một trong những chỉ số chứng khoán tăng điểm ấn tượng trên thế giới.

Cụ thể, đóng cửa phiên chứng khoán 29/12/2023, phiên cuối cùng của năm 2023, VN-Index dừng ở mức 1.129,93 điểm sau khi tăng 122,84 điểm, tương đương 12,2% so với cuối năm 2022. Nhờ đó, vốn hóa thị trường sàn HOSE có thêm và đạt 539.176 tỷ đồng và đạt 4.556.471 đồng. Và đây cũng là giá trị tăng thêm trong tài khoản của nhà đầu tư.

thi truong chung khoan dau nam khoi dau trong sac xanh hinh 1

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi (Nguồn: BTC).

Đáng chú ý, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là yếu tố chính giúp VN-Index thăng hoa. Theo nhóm nghiên cứu của Công ty chứng khoán BIDV, nhà đầu tư cá nhân là động lực chính cho giai đoạn thị trường tăng điểm kéo dài trong 4 tháng, từ cuối tháng 4 đến hết tháng 8/2023.

Đóng góp của nhà đầu tư cá nhân được thể hiện ở số tài khoản chứng mới mở. Theo số liệu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), năm 2023, nhà đầu tư trong nước mở thêm 385.700 tài khoản chứng khoán.

Tính hết năm 2023, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt hơn 7,2 triệu đơn vị, tương đương khoảng 7,2% dân số.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một trong những điểm sáng của chứng khoán châu Á và trên thế giới khi là một trong các thị trường tăng trưởng cao. Riêng trong khu vực châu Á, trong năm, thị trường Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm 13,8%, các thị trường trong khu vực ASEAN cũng giảm khá mạnh khi thị trường Thái Lan giảm 12,9%, Singapore giảm 0,3% và Philippines giảm 1,7%.

Bước sang năm mới - năm Giáp Thìn 2024, TTCK được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn và bền vững. Trong phiên giao dịch đầu tiên trong năm mới Giáp Thìn 2024 (ngày 19/2), thị trường khởi đầu trong sắc xanh trong toàn bộ thời gian và đóng cửa sát mức điểm cao nhất phiên.

Đặc biệt, trong phiên giao dịch, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 137,78 tỷ đồng trên sàn HOSE.

Đóng cửa phiên giao dịch đầu năm mới, VN-Index đạt 1.224,97 điểm, tăng 15,27 điểm. Trong phiên có 298 mã tăng, 52 mã tham chiếu và 217 mã giảm. Tương tự, chỉ số VN30-Index duy trì sắc xanh toàn phiên và bật tăng tốt phiên chiều, rồi đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày tại 1.240,2 điểm, tăng 15,66 điểm.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng 0,33 điểm, đóng cửa tại 233,37 điểm. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,39 điểm, đạt 90,45 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay bật tăng mạnh. Tính riêng trên HoSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 24.754 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh đạt 22.875 tỷ đồng, tăng 30,68% so với phiên trước.

Lực đỡ của thị trường chứng khoán

Theo Thạc sĩ Phạm Tiến Đạt - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, năm 2024, TTCK Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục phục hồi với các lực đỡ quan trọng.

Thứ nhất, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu dự báo của các tổ chức tài chính, quốc tế.

Một số thị trường quan trọng với xuất, nhập khẩu của Việt Nam có những tín hiệu phục hồi tích cực, đặc biệt tại Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng 4,9% trong quý III/2023.

Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 1,3%. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết nâng cao hiệu quả hoạt động – cơ sở để tạo đà cho sự đi lên bền vững của TTCK.

Đồng thời, các nền kinh tế lớn đẩy mạnh triển khai các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế. Đơn cử, Mỹ tập trung triển khai các đạo luật phân bổ ngân sách kỷ lục cho các ngành công nghiệp trọng yếu như bán dẫn, năng lượng tái tạo, đất hiếm; triển khai các ưu đãi, trợ cấp thúc đẩy đưa sản xuất trở lại Mỹ;

thi truong chung khoan dau nam khoi dau trong sac xanh hinh 2
Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu Xuân Giáp Thìn 2024, ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính nhận định thị trường chứng khoán năm 2024 có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: Cả cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị vận hành thị trường, các thành viên thị trường và doanh nghiệp niêm yết... đều phải chủ động, cụ thể hóa các giải pháp, các bước đi để giúp thị trường đi lên một giai đoạn phát triển mới.

Tương tự, Chính phủ Anh tuyên bố kế hoạch chi 4,5 tỷ Bảng trong 5 năm từ năm 2025 để tài trợ cho ngành sản xuất và tăng cường đầu tư vào 8 ngành công nghiệp tại Anh.

Nhật Bản cũng công bố gói kích thích kinh tế trị giá hơn 17.000 tỷ Yên (tương đương 113 tỷ USD) tập trung vào các lĩnh vực như cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp cho các hộ gia đình, tăng cường nguồn cung hàng hóa, dịch vụ và bảo đảm tăng lương, thành lập quỹ hỗ trợ công ty và các trường đại học...

“Việc thực thi các chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế, tạo nền tảng cho TTCK tiếp tục phát triển” - ông Đạt nói.

Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn do tác động từ cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine, căng thẳng địa chính trị toàn cầu, đặc biệt là xung đột giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza bùng phát thời gian qua.

Thứ hai, tài chính toàn cầu được nới lỏng. Khi lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước bớt căng thẳng hơn, việc tăng lãi suất được dừng lại.

Thông điệp từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gần đây nhất (tháng 12/2023) cho thấy lãi suất mục tiêu vào cuối năm 2024 sẽ giảm xuống 4,6% thay vì 5,1% như cuộc họp đầu tháng 11.

Điều này có nghĩa FED sẽ có thêm 1 đến 2 lần cắt giảm lãi suất nữa so với kế hoạch trước đây. Khi FED cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư quốc tế, trong đó các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam hưởng lợi.

Thứ ba, dòng vốn đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ, theo hướng có lợi cho Việt Nam. Trong đó các quỹ đầu tư đang rút khỏi EU và Trung Quốc, tăng cường hiện diện tại Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đông Nam Á.

Thứ tư, kinh tế, tài chính Việt Nam được dự báo ổn định. Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. Phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực.

Kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, tích cực, lạm phát được kiểm soát tạo môi trường cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết nâng cao hiệu quả hoạt động, niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố.

Dòng tiền chảy vào thị trường nhiều hơn kéo theo thanh khoản và giá chứng khoán tăng lên. Đây là yếu tố mang tính cơ bản, nền tảng do vậy sẽ tạo ra tác động ổn định, bền vững.

Thứ năm, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư mang lại kỳ vọng cao cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, thị trường trái phiếu cũng ghi nhận sự phục hồi cùng với sự ổn định của niềm tin vào thị trường, việc ra đời thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (tháng 7/2023) góp phần tạo lên đà tăng tích cực của thị trường.

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa tỷ suất thu nhập trên giá trị của VN-Index mặc dù đã giảm so với giai đoạn cuối năm 2022 nhưng vẫn cao hơn so với lãi suất tiền gửi bình quân 12 tháng.

Dự báo lợi nhuận thị trường được cải thiện trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, cộng với việc lãi suất có thể giảm 0,3 - 0,5% thì lĩnh vực chứng khoán sẽ tiếp tục trở nên hấp dẫn hơn so với kênh tín dụng.

Thứ sáu, xu hướng giao dịch tích cực từ các quỹ. Dòng vốn từ các quỹ chủ động đầu tư vào Việt Nam tích cực trong thời gian qua, tính trong 10 tháng năm 2023, dòng tiền từ các quỹ chủ động vào ròng khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng.

Hiện tượng rút ròng xảy ra vào giai đoạn nửa cuối năm 2023, tuy nhiên đã thu hẹp cường độ rút ròng, khi rút 256 tỷ đồng trong tháng 10, chiếm khoảng 0,2% tổng tài sản quỹ. Đồng thời ghi nhận một số ít nhóm quỹ từ Châu Á ghi nhận vào ròng nhẹ.

Tỷ trọng phân bổ vào Việt Nam từ các Quỹ chủ động đầu tư vào thị trường đang phát triển đang có xu hướng cải thiện, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn về dài hạn.

Cuối cùng, quyết tâm nâng hạng TTCK của Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện cho thị trường bứt phá.

Lâm Tú

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp