Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

Thứ tư, 29/06/2022 10:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Ba (28/6), Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí dỡ bỏ việc phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một bước đột phá tại hội nghị thượng đỉnh vừa bắt đầu ở Madrid, Tây Ban Nha của khối này.

Sau các cuộc đàm phán cấp cao khẩn cấp, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết rằng “hiện chúng tôi đã có một thỏa thuận mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO”, gọi đây là “một quyết định lịch sử”.

Lễ ký kết thỏa thuận có sự tham gia của Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (hàng trên, theo thứ tự từ trái qua phải). Ảnh: NATO

Lễ ký kết thỏa thuận có sự tham gia của Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (hàng trên, theo thứ tự từ trái qua phải). Ảnh: NATO

Các nhà lãnh đạo đã có mặt tại Cung điện Hoàng gia ở Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 28 tháng 6 năm 2022 để bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh NATO kéo dài 3 ngày. (Ảnh AP / Andrea Comas)

Các nhà lãnh đạo đã có mặt tại Cung điện Hoàng gia ở Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 28 tháng 6 năm 2022 để bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh NATO kéo dài 3 ngày. (Ảnh AP / Andrea Comas)

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ Vua Tây Ban Nha Felipe VI tại Cung điện Hoàng gia Madrid vào ngày 28 tháng 6 năm 2022. Ảnh AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ Vua Tây Ban Nha Felipe VI tại Cung điện Hoàng gia Madrid vào ngày 28 tháng 6 năm 2022. Ảnh AP

Cuộc tấn công Nga vào Ukraine đã khiến Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ tình trạng không liên kết quân sự lâu nay và xin gia nhập NATO để đảm bảo an ninh đang ngày càng phức tạp trong khu vực, đặc biệt Phần Lan có đường biên giới tới 1700 km với Nga.

Theo các hiệp ước của NATO, một cuộc tấn công vào bất kỳ thành viên nào của khối này sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả và kích hoạt phản ứng quân sự của toàn bộ liên minh.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng có ý định ngăn Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, yêu cầu hai nước Bắc Âu thay đổi lập trường của họ đối với các nhóm phiến quân người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Sau nhiều tuần ngoại giao và nhiều giờ hội đàm vào thứ Ba, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö cho biết rằng lãnh đạo 3 nước đã ký một thỏa thuận chung để phá vỡ thế bế tắc. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã “có được những gì mình muốn” bao gồm “sự hợp tác đầy đủ… trong cuộc chiến chống lại” các nhóm nổi dậy.

Ông Stoltenberg cho biết, các nhà lãnh đạo của NATO, liên minh quân sự giữa 30 quốc gia, sẽ đưa ra lời mời chính thức để hai nước tham gia vào hôm nay (29/6). Quyết định này phải được tất cả các quốc gia thông qua, nhưng ông nói rằng ông “hoàn toàn tin tưởng” Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành thành viên - điều có thể sẽ chính thức trở thành hiện thực trong vòng vài tháng tới.

Thổ Nhĩ Kỳ ca ngợi thỏa thuận hôm thứ Ba là một thắng lợi, nói rằng các quốc gia Bắc Âu đã đồng ý trấn áp các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, bao gồm Đảng Công nhân Kurdistan, hay PKK, và chi nhánh của tổ chức này ở Syria.

Tuyên bố cho biết, Phần Lan và Thụy Điển cũng đồng ý “không áp đặt các lệnh cấm vận trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng” đối với Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện “các bước cụ thể về việc dẫn độ tội phạm khủng bố”. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Phần Lan và Thụy Điển dẫn độ các cá nhân bị truy nã và dỡ bỏ các hạn chế vũ khí, vốn được áp đặt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Syria hồi năm 2019.

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde nói với các phóng viên rằng “tất cả các bên đều thể hiện sự sẵn sàng đáng kinh ngạc để đạt được điều đó và mang tính xây dựng”. Đến lượt mình, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý “ủng hộ lời mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên NATO tại Hội nghị Thượng đỉnh Madrid 2022”.

Bùi Huy (theo AP, SMCP, Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h