Thời sự 24H ngày 1/8: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ

Thứ bảy, 01/08/2020 19:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 1/8/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lũ. Ảnh: TL

Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lũ. Ảnh: TL

Bài liên quan

Ngày 1/8/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ gửi các tỉnh, TP: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu và TP Hà Nội; Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.

Nội dung Công điện nêu rõ, dự báo ngày mai (ngày 2-8), bão số 2 có thể đổ bộ vào đất liền, gây giông lốc, gió giật mạnh, mưa lớn tại các tỉnh từ Quảng Trị trở ra, nhất là tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, Nam Đồng bằng Bắc Bộ và một số địa phương khu vực Tây Bắc.

Hiện nay là thời kỳ trọng điểm bão, lũ; phạm vi dự kiến ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn rất rộng, thời gian đổ bộ vào thời điểm triều cường. Diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ còn rất phức tạp.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ lớn có thể xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp tại một số địa phương, hạn chế thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân do thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Đối với khu vực trên biển và các đảo: Các địa phương phối hợp với Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, Tổng cục Thủy sản tiếp tục tập tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện (kể cả các tàu vận tải và tàu du lịch), hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc kêu gọi về nơi tránh trú an toàn.

Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, triển khai công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú. Tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản. Tùy theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và tình hình cụ thể, các địa phương ven biển quyết định việc cấm biển để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền.

Trên đất liền: đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị: các địa phương khẩn trương rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biên, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trong các nhà yếu, không bảo đảm an toàn, trong đó cần lưu ý công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19 tại khu vực sơ tán.

Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, chủ động tiêu nước chống úng ngập đối với các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Triển khai các biện pháp bảo vệ công trình, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, hầm, lò, các dự án đang thi công ven biển, khu vực khai thác khoáng sản, các trang trại.

Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều theo cấp báo động, nhất là đối với các tuyến đê biển bị sự cố, đang thi công; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố. Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển.

Đối với khu vục miền núi, trung du: tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lu quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu hoặc đã đầy nước. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt kéo dài do mưa lũ; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để tàu thuyền, phương tiện vận tải không đi vào và chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó; theo dõi, chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Cộng an rà soát phương án, chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của áp, thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm, nhất là các khu vực dự báo mưa lớn, nguy cơ ngập sâu chia cắt để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bão đổ bộ và an toàn giao thông.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, gia cố và triển khai các biện pháp bảo vệ, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo vệ hồ đập thuỷ lợi, đê điều, nhất là đối vói các tuyến đê biển xung yếu.

Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo an toàn đối với vận hành an toàn các hồ đập thuỷ điện, hệ thống điện; bảo đảm nguồn lương thực, hàng hóa thiết yếu.

Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng.

Bộ Y tế chủ động chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở và hướng dẫn các địa phương triển khai phương án bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 tại nơi sơ tán.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

Bộ Ngoại giao theo dõi sát tình hình, chủ động liên hệ với các nước trong khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú áp thấp nhiệt đới, bão để đảm bảo an toàn.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điêu hành ứng phó bão.

Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý Nhà nước và nhiệm vụ chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

TP.HCM: 26.609 người về từ Đà Nẵng khai báo y tế 

Theo nguồn tin mới nhất, tại TP.HCM sáng 1/8, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh Covid – 19 Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến 7 giờ ngày 1/8, đã có 26.609 người rời khỏi Đà Nẵng từ 1/7 đã khai báo y tế...

>>>Chi tiết: Tại đây

Ông Hoàng Quang Hàm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Quốc hội 

Ông Hoàng Quang Hàm được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, kể từ ngày 1/8/2020...

>>>Chi tiết: Tại đây

Công tác tuyên giáo góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội 

Công tác tuyên giáo góp phần xây dựng nền tảng chính trị của chế độ, nền tảng tinh thần của xã hội, hoạch định hệ thống quan điểm lý luận, cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng...

>>>Chi tiết: Tại đây

Hội An: Cách ly 700 người từng tiếp xúc các ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn 

Theo ghi nhận, TP.Hội An (Quảng Nam) thực hiện cách ly 700 người từng tiếp xúc các ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn...

>>>Chi tiết: Tại đây

Cố ý vi phạm nguyên tắc tài chính, Giám đốc BV Sản - Nhi Phú Yên bị cách hết chức vụ trong Đảng 

Trong giai đoạn 2017-2018, với trách nhiệm là giám đốc bệnh viện Sản nhi Phú Yên, chủ tài khoản, ông Hồ Văn Thanh đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, cố ý vi phạm nguyên tắc tài chính, kế toán gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước...

>>>Chi tiết: Tại đây

Hải Phòng: Một chuyên gia nước ngoài nghi nhiễm Covid-19 khi về nước 

Một chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại Hải Phòng nghi bị nhiễm Covid-19 khi về nước. Sở Y tế TP đã tiến hành rà soát, khoanh vùng, cách ly các trường hợp đã tiếp xúc với chuyên gia này...

>>>Chi tiết: Tại đây

Đắk Nông: Dừng nhiều hoạt động, dịch vụ từ 0 giờ ngày 2/8 

Theo nguồn tin cho biết, từ 0 giờ ngày 2/8, Đắk Nông tạm dừng các sự kiện lớn, các hoạt động lễ hội, dịch vụ không cần thiết, không tập trung quá 30 người nơi công cộng... để phòng chống dịch Covid-19...

>>>Chi tiết: Tại đây

XEM THÊM VIDEO: Thêm 12 ca mắc Covid-19 từ ổ dịch bệnh viện Đà Nẵng

X

Bài liên quan

P.V (tổng hợp)

Tin khác

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”

Tin tức
Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng.

Tin tức
Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết phải quy định rõ ràng, minh bạch và kiểm soát việc tận thu các sản phẩm (cát, sỏi, khoáng sản…) từ hoạt động nạo vét để đảm bảo hiệu quả chung, tránh việc lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan.

Tin tức
Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn Việt Nam và các nhà tài trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ, thấu hiểu và cùng nỗ lực hài hoà hoá thủ tục để hai bên cùng thắng khi rút ngắn được thời gian chuẩn bị và triển khai các dự án.

Tin tức
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình quý I năm 2024 tăng 8,02%

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình quý I năm 2024 tăng 8,02%

(CLO) Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn chủ trì hội nghị.

Tin tức