Thời sự 24H ngày 3/7: Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân cháy kho hóa chất

Thứ sáu, 03/07/2020 19:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy kho chứa hóa chất tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Sự kiện: cháy

Hiện trường vụ cháy

Hiện trường vụ cháy

Về vụ cháy kho chứa hóa chất của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội vào sáng ngày 30/6/2020, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy, đồng thời đánh giá tác động ô nhiễm môi trường từ vụ cháy kho hóa chất nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7/2020.

Bài liên quan

Ưu tiên đưa 14.000 người Việt ở nước ngoài về nước

Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ cuối tháng 6, trong đó yêu cầu các đơn vị tổ chức tốt, giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống Covid-19 trong việc đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện chiến lược phòng, chống dịch đã đề ra, giữ vững thành quả quan trọng về phòng, chống dịch đã đạt được trong thời gian qua. Tiếp tục đề cao cảnh giác, không để phạm sai lầm, khuyết điểm, nhất là không thể vì nôn nóng phát triển kinh tế xã hội mà mở cửa ào ạt, lơ là công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không để xảy ra làn sóng thứ hai lây nhiễm dịch bệnh tại Việt Nam.

Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, trước hết là sẵn sàng truy vết, xét nghiệm nhanh, rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi đông người.

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch, kiên định 5 nguyên tắc: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch. Ngành y tế phải luôn trong tình trạng báo động để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; đảm bảo việc duy trì năng lực và sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống y tế với các tình huống mới của dịch bệnh...

Tiếp tục tổ chức tốt và giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Đồng ý ưu tiên đưa khoảng 14.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài là các trường hợp đặc biệt về nước như đề xuất của Bộ Ngoại giao (bao gồm các trường hợp là lao động hết hạn hợp đồng, hết hạn visa...).

Các bộ lưu ý tạo thuận lợi nhiều hơn về thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước được cách ly tập trung và cách ly bằng các hình thức phù hợp, linh hoạt đối với từng loại đối tượng.

Thủ tướng tiếp tục cho phép và tạo điều kiện các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao... nhập cảnh Việt Nam, kể cả nhập cảnh trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày) và có biện pháp cách ly phù hợp, linh hoạt.

 Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tăng tần suất các chuyến bay (có thu phí) để đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước và các nhà đầu tư, doanh nhân, nhà ngoại giao, chuyên gia, công nhân lành nghề... nhập cảnh Việt Nam, đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các chuyến bay đồng thời có biện pháp chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cần có kế hoạch sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trở lại khi điều kiện cho phép.

Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát tại biên giới đường bộ, nhất là các đường mòn, lối mở; thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng dịch tại các cơ sở cách ly.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 tiếp tục nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới, đề xuất các tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn các vùng, địa bàn an toàn, đề xuất cụ thể thời điểm và tần suất mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế.

Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế triển khai giám sát, xét nghiệm Covid-19 đối với thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bộ LĐTB&XH chủ trì chỉ đạo việc đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, trước hết là đến các nước đang có nhu cầu và đã cơ bản an toàn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức 4-5%.

Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh đôn đốc, đẩy mạnh tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án cụ thể; đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa, du lịch nội địa.

Viettel IDC vẫn sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho Hà Nội từ 0 giờ ngày 4/7? 

Viettel IDC khẳng định, tới nay, UBND TP.Hà Nội vẫn chưa thanh toán số tiền 200 tỷ đồng công nợ, do đó đơn vị này sẽ giữ nguyên quyết định ngừng cung cấp dịch vụ từ 0 giờ ngày 4/7...

>>>Chi tiết: Tại đây

Tổng cục Thống kê có nữ Tổng cục trưởng đầu tiên 

Bà Nguyễn Thị Hương đã trở thành Tổng cục trưởng đầu tiên của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

>>>Chi tiết: Tại đây

Những vấn đề rút ra từ đại hội điểm cấp trên cơ sở 

Sáng nay 3/7, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến “Những vấn đề rút ra từ đại hội điểm cấp trên cơ sở hiện nay.”..

>>>Chi tiết: Tại đây

Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành đại hội đảng bộ cấp huyện trong tháng 7 

13 đảng bộ cấp huyện và tương đương của tỉnh Quảng Ninh đang tập trung chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để tổ chức đại hội trong tháng 7 này...

>>>Chi tiết: Tại đây

Tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu chiến Mỹ xuất hiện gần tàu Hải Dương 4 trên Biển Đông 

Hình ảnh do Hải quân Mỹ công bố ngày 2/7 cho thấy một tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords xuất hiện gần tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc vào ngày 1/7 tại một khu vực trên Biển Đông...

>>>Chi tiết: Tại đây

Nhiều nhà thầu dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội ‘đòi’ bổ sung chi phí 

Vướng mắc về giải phóng mặt bằng dẫn đến thời gian thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chậm trễ, các nhà thầu quốc tế đang yêu cầu chủ đầu tư bổ sung chi phí rất lớn...

>>>Chi tiết: Tại đây

Sáu tháng, 22 tỉnh chưa giải ngân được một đồng vốn ODA nào 

Đến nay, trong 63 tỉnh, thành thì đến 22 tỉnh giải ngân vốn ODA bằng 0%, tức là sáu tháng qua chưa giải ngân được một đồng nào...

>>>Chi tiết: Tại đây

XEM THÊM VIDEO: Liên tục sạt lở ven chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ

X

Bài liên quan

P.V (tổng hợp)

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức