Thời sự 24H ngày 4/6: Bộ GD-ĐT chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2020

Thứ năm, 04/06/2020 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được chính phủ phê duyệt, theo đó lịch thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8/2020.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong hai ngày 9 và 10 tháng 8. Ảnh: TL

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong hai ngày 9 và 10 tháng 8. Ảnh: TL

Chính phủ đã thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ trình. Kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8 với yêu cầu phải bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng như phục vụ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng.

Về cơ bản, kỳ thi vẫn được giữ ổn định như năm 2019. Nội dung thi sẽ gồm 5 bài thi (bài thi độc lập Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ; bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội).

Bộ GD-ĐT cũng công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh yên tâm, đề thi bám sát nội dung chương trình được tinh giản, đồng thời có sự phân hoá để đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và bảo đảm cơ hội cho các thí sinh khi có nguyện vọng tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

"Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương, khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi ở địa phương, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực.

Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, trên cơ sở đề xuất của Bộ GD&ĐT, Chính phủ đã cơ bản thống nhất với phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 do Bộ trình (Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2020).

Kỳ thi được tổ chức trong 02 ngày (ngày 09 và ngày 10 tháng 8 năm 2020) do Bộ GD&ĐT chủ trì, với yêu cầu bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Kỳ thi về cơ bản được giữ ổn định như năm 2019 nên tạo sự yên tâm cho thí sinh, phụ huynh và xã hội, nhưng đồng thời bảo đảm theo quy định của Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, phù hợp bối cảnh và tác động của dịch covid-19 đối với việc dạy và học của học sinh lớp 12 năm học 2019 - 2020.

Nội dung thi (đề thi) với 5 bài thi (bài thi độc lập Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, mỗi đối tượng dự thi khác nhau sẽ chọn bài thi thích hợp để dự thi theo Quy chế thi của Bộ GDĐT được giữ như năm trước, bảo đảm các yêu cầu, mục tiêu của kỳ thi.

Bộ GD&ĐT đã công bố các đề thi tham khảo (ngày 07 tháng 5 năm 2020) giúp thí sinh yên tâm vì đề thi bám sát nội dung chương trình được tinh giản, đồng thời có sự phân hoá đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và bảo đảm cơ hội cho các thí sinh thể hiện đúng năng lực, nỗ lực học tập khi có nguyện vọng tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương; khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi ở địa phương, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh tổ chức Kỳ thi tại địa phương đảm bảo “an toàn, nghiêm túc và thành công”.

Kỳ thi năm 2020 tiếp tục được tổ chức có sự tham gia của cả hệ thống chính trị các cấp, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra được xác định góp phần đặc biệt quan trọng cho sự thành công của Kỳ thi.

Chính phủ đã chỉ đạo sự tham gia của “ba cấp” thanh tra, kiểm tra gồm Thanh tra của Bộ GD&ĐT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc sở GD&ĐT. Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục được huy động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo sự phân công, uỷ nhiệm của Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ/ngành liên quan và UBND cấp tỉnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các khâu của Kỳ thi, đặc biệt là giám sát bảo đảm an toàn, bảo mật trong công tác đề thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả và sử dụng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp, tuyển sinh đại học – cao đẳng và đánh giá chất lượng giáo dục.

Căn cứ cơ sở dữ liệu người học, các địa phương sẽ thực hiện việc đối sánh kết quả thi của thí sinh với kết quả học tập lớp 12. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng chống gian lận, đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT xây dựng quy chế tuyển sinh theo hướng tăng cường tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm việc tuyển sinh một cách trung thực, khách quan, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội. Cụ thể:

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non; theo đó, các trường có nhiều lựa chọn phương thức để tuyển sinh như thi tuyển, xét tuyển, hoặc kết hợp, với các hình thức đa dạng, chủ động, tuân thủ theo quy chế.

Nếu các trường thực hiện phương thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thì cần đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy chế để kỳ thi diễn ra minh bạch, công bằng, đánh giá được năng lực cốt lõi của người học để có thể theo học ở bậc đại học.

Nếu các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển theo các tổ hợp thì có trách nhiệm giải trình về căn cứ xây dựng tổ hợp phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo.

Các trường cần công bố đề án tuyển sinh theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội về đề án đó.

Về cơ bản, việc tổ chức xét tuyển đại học năm 2020 được giữ ổn định như năm 2019, trong đó hầu hết các trường (chỉ trừ nhóm trường nghệ thuật, mỹ thuật) sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để làm căn cứ xét tuyển sinh.

Các cơ sở giáo dục đại học top đầu (có mức độ cạnh tranh cao) đều có dành một phần chỉ tiêu tuyển sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y dược Tp.HCM, Học viện Kỹ thuật Quân sự, trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường ĐH Kinh tế Tp.HCM…

 Quy chế tuyển sinh năm 2020 tiếp tục cho phép thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên để xét tuyển (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Thí sinh được đăng ký xét tuyển sớm (cùng thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT) và được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất trong thời gian quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, giúp thí sinh đặt ra mục tiêu phấn đấu cũng như các trường có thể xây dựng kế hoạch phù hợp với số lượng dự kiến đăng ký xét tuyển để chuẩn bị tốt hơn công tác tuyển sinh.

Đồng thời, các trường được tuyển sinh nhiều đợt trong năm để đảm bảo sự linh hoạt cho các trường và tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn đúng ngành nghề mà các em yêu thích.

Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ thí sinh và các trường về cơ sở dữ liệu, quy trình lọc ảo, xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”; yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông…

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai nhóm ngành sư phạm và sức khỏe tiếp tục được quy định trong năm nay.

Phương thức tuyển sinh giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, bảo đảm khách quan, công bằng đối với thí sinh và các trường; thực hiện được mục tiêu đổi mới công tác thi, tuyển sinh theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW; được xã hội, thí sinh và các trường đánh giá tốt.

Trong giai đoạn mới 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh áp dụng cho giai đoạn mới theo hướng tự chủ tuyển sinh tối đa dành cho các cơ sở đào tạo, thực hiện theo các định hướng của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên.

Thanh tra giải quyết dứt điểm các sai phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô 

Thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra toàn diện quá trình hình thành, thực hiện dự án, quản lý, sử dụng đất, xây dựng công trình trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô để có biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc...

>>>Chi tiết: Tại đây

Hà Tĩnh: Kỷ luật nguyên Trưởng Công an huyện Cẩm Xuyên

Trung tá Trần Vĩnh Thành, Phó trưởng phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Trưởng Công an huyện Cẩm Xuyên, đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo...

>>>Chi tiết: Tại đây

Bộ Công Thương không có chủ trương mua lại cổ phần của Sabeco

Chiều tối ngày 3/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương không có chủ trương mua lại cổ phần của Sabeco...

>>>Chi tiết: Tại đây

Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế Trung ương năm 2021

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế Trung ương năm 2021...

>>>Chi tiết: Tại đây

Quảng Bình điều động, bổ nhiệm 25 cán bộ chủ chốt

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình vừa công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, 25 cán bộ đã được điều động, bổ nhiệm, giao giữ các chức vụ, vị trí công tác mới...

>>>Chhi tiết: Tại đây

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ cháu bé tử vong dưới hố ga

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm rõ trách nhiệm trong vụ cháu bé 5 tuổi tử vong dưới hố ga, hôm 28/5...

>>>Chi tiết: Tại đây

Tổng cục Du lịch đang phải giải trình về việc 'xin' 400 vé máy bay

Tổng cục Du lịch đang phải giải trình với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên quan tới văn bản “xin” 400 vé máy bay từ các hãng hàng không...

>>>Chi tiết: Tại đây

XEM THÊM VIDEO: Hà Nội: Rau xanh bạc trắng vì sâu bệnh

 

X

Bài liên quan

P.V (tổng hợp)

Tin khác

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Tin tức
Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

(CLO) Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sẽ tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức