(CLO) Tuần trước, Iran vừa giới thiệu chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên do nước này tự chế tạo. Việc con tàu ra mắt vào thời điểm căng thẳng giữa Iran và Mỹ gia tăng có thể xem như một cách để Tehran gửi đi thông điệp cứng rắn của mình.
Quả đấm thép của Hải quân Iran
Theo hãng thông tấn IRNA, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã tiếp nhận Shahid Bagheri - tàu sân bay chuyên chở trực thăng và máy bay không người lái. Đây là tàu sân bay đầu tiên của Iran, do nước này tự chế tạo trên nền tảng của một con tàu thương mại.
Tàu sân bay trực thăng Shahid Bagheri đang đậu tại cảng nhà ở thành phố Bandar Abbas. Ảnh: Wikipedia
Tuy có “xuất thân” kiểu hoán cải như vậy nhưng Shahid Bagheri được giới thiệu rằng vẫn có khả năng tác chiến cực kỳ mạnh mẽ. Cụ thể, con tàu dài 240 mét, rộng 32 mét và có lượng giãn nước toàn tải lên đến 41.978 tấn này sở hữu một đường băng dài tới 180 mét cùng 8 nhà chứa máy bay.
Với “hạ tầng” như vậy, con tàu có thể mang theo 9 trực thăng đa nhiệm (5 chiếc trong nhà chứa và 4 chiếc đậu trên đường băng) cùng khả năng phóng và thu hồi một số lượng lớn máy bay không người lái (UAV) các loại: từ trinh sát, cảnh báo sớm cho tới tấn công tầm xa.
Trong số đó, đáng chú ý nhất là Qods Mohajer-6. Với phạm vi hoạt động 200–500 km, đạt tốc độ tối đa là 200 km/h, thời gian bay liên tục là 12 giờ và trần bay là 5.500 mét, Qods Mohajer-6 có 4 mấu treo vũ khí để gắn tên lửa hoặc bom và nhiều khả năng sẽ là loại UAV chủ lực được biên chế trên tàu. Ngoài ra, còn có UAV tấn công hạng nhẹ Ababil-3 và phiên bản UAV của Qaher-313, loại tiêm kích mà Iran đang tự phát triển.
Hải quân Iran cho biết, tàu sân bay Shahid Bagheri có tầm hoạt động lên đến 22.000 hải lý (35.000 km), chịu được biển động cấp 9 và có thể thực hiện các nhiệm vụ kéo dài tới một năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Trên tàu còn có một bệnh viện và các tiện nghi như phòng tập thể dục dành cho thủy thủ đoàn.
Hai phiên bản UAV của Qaher-313, loại tiêm kích mà Iran đang tự phát triển, đỗ trên boong tàu Shahid Bagheri. Ảnh: The War Zone
Theo Tổng Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri, tàu sân bay Shahid Bagheri sẽ là nền tảng hàng hải di động cho những nhiệm vụ của máy bay không người lái và trực thăng trên khắp các đại dương. Ngoài ra, với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, 30 xuồng tấn công tốc độ cao cùng 8 tên lửa hành trình/đối hạm có tầm bắn lên đến 1000 km, Shahid Bagheri còn là một vũ khí răn đe đáng gờm.
Chuẩn bị cho nguy cơ leo thang căng thẳng
Theo giới quan sát, răn đe cũng chính là thông điệp mà Iran gửi gắm qua việc biên chế tàu sân bay trực thăng Shahid Bagheri. Con tàu là một phần trong số những khí tài mới mà Tehran giới thiệu từ đầu tháng 1 đến nay, nhằm chuẩn bị cho nhiều căng thẳng hơn với Israel và Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt con tàu, Tổng tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami cho biết nước này cần tăng cường năng lực răn đe để ngăn ngừa chiến tranh nhưng cũng nhấn mạnh rằng Iran không muốn gây chiến với bất kỳ quốc gia nào.
“Iran không muốn bị coi là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào, nhưng chúng tôi không khuất phục trước mối đe dọa từ bất kỳ thế lực nào”, ông Salami nói. Trong khi đó, Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri cho biết thêm: “Việc bổ sung con tàu này vào hạm đội là một bước quan trọng trong việc tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của Iran ở vùng biển xa và duy trì lợi ích an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Tàu sân bay trực thăng Shahid Bagheri còn được trang bị pháo 30mm, 8 tên lửa phòng không Kowsar-222 và 8 tên lửa hành trình/đối hạm Noor có tầm bắn 1000 km. Ảnh: Faadees
Iran từ lâu đã theo đuổi sự tự cung tự cấp về quân sự, tự sản xuất tàu ngầm, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa. Việc bổ sung tàu sân bay Shahid Bagheri phù hợp với chiến lược này và mở rộng hơn nữa khả năng triển khai lực lượng của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Việc công bố tàu chiến mới trùng với một loạt các cuộc tập trận quân sự của Iran, bao gồm các cuộc tập trận phòng không gần các địa điểm hạt nhân, tất cả diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng chiến dịch gây sức ép lên Iran.
Người đứng đầu Nhà Trắng mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran nhằm “đẩy xuất khẩu dầu mỏ của nước này về 0” nhưng đồng thời cũng để ngỏ khả năng đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.
Do đó, phản ứng của Tehran, thông qua việc nhấn mạnh năng lực quân sự, là điều dễ hiểu. Sau tàu sân bay Shahid Bagheri, Iran sẽ sớm công bố một tên lửa hành trình siêu thanh do nước này tự phát triển với tầm bắn 2.000 km.
Chuẩn Đô đốc Alireza Tangsiri cho biết loại tên lửa mới, dự kiến được ra mắt vào năm dương lịch Ba Tư tiếp theo - bắt đầu vào ngày 20 tháng 3 - sẽ tăng cường đáng kể khả năng răn đe của Iran, đồng thời nêu bật những tiến bộ mới nhất trong sức mạnh hải quân của nước này.
(CLO) TP Hà Nội thống nhất cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quanh hồ Tây để phục vụ nhu cầu đi lại, thưởng ngoạn của người dân, du khách...đồng thời phát huy giá trị cảnh quan đặc trưng của khu vực này.
(CLO) Ngày 19/3, tại Quảng Ninh, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng Đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.
(CLO) Trước áp lực cạnh tranh về giá ngày càng khốc liệt trên thị trường thép, Thép Vicasa (VCA) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 chỉ hơn 5 tỷ đồng, trong khi các lãnh đạo chủ chốt lại liên tục xin từ nhiệm.
(CLO) Giới chuyên gia nhận định, giá vàng thời gian tới có thể đối mặt với đợt giảm giá mạnh. Các nhà đầu tư nên thận trọng, tránh mua vào theo hiệu ứng đám đông.
(CLO) Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), bao gồm chương trình văn hóa, nghệ thuật, xã hội nhằm gắn kết cộng đồng và nâng cao chất lượng sống.
(CLO) Thông tin từ UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy 1 ngư dân đang trôi dạt trên biển. Hiện 3 ngư dân còn lại đang được tiếp tục khẩn trương tìm kiếm.
(CLO) Sau 8 năm khởi công, dự án hồ chứa nước Đăk Pokei, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn chưa thể cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân. Chủ đầu tư công trình hơn 550 tỷ liên tục hứa hẹn ngày về đích như rồi lại trễ hẹn khiến người dân rất bức xúc.
(CLO) Sáng 19/3, Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia phối hợp Quỹ Phòng chống thương vong châu Á tổ chức cuộc họp giới thiệu sổ tay hướng dẫn phát triển an toàn giao thông đường bộ.
(CLO) Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tiếp tục tập trung thực hiện, giải quyết dứt điểm đối với phần diện tích đất còn lại phải thu hồi của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, hoàn thành trước ngày 15/4/2025, đây là thời hạn cuối cùng, không được phép muộn hơn.
(CLO) Sáng 19/3, lãnh đạo UBND xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, chính quyền và công an đã phát thông tin để tìm kiếm người thân cho một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc (CCSEZR) với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam trong hỗ trợ các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, đặc biệt là Bộ Tài chính (Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể).
Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, T&T Group và SHB đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
(CLO) Những tấm biển số cá nhân hóa đắt đỏ không chỉ thể hiện đẳng cấp mà còn có giá trị tăng theo thời gian, với một số biển đã chạm ngưỡng 1 triệu bảng.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
(CLO) Châu Âu đang đối mặt với một thực tế đầy thách thức khi vai trò trụ cột của Mỹ trong NATO - liên minh quân sự đảm bảo an ninh cho lục địa này suốt gần 80 năm - không còn là điều chắc chắn.
(CLO) Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân là loại tàu chiến phức tạp nhất và có khả năng răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Nhân việc Triều Tiên vừa gia nhập các nước sở hữu loại tàu này, cùng điểm mặt 5 cường quốc đang đầu tư mạnh nhất cho tàu ngầm hạt nhân.
(CLO) Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine tại Nhà Trắng vào hôm 28/2 và việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine đã đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
(CLO) Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đồng nghĩa Kiev sẽ không được tiếp nhận thêm những loại vũ khí đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
(CLO) Trung Quốc đang mở rộng đáng kể ảnh hưởng kỹ thuật số của mình tại châu Phi, tập trung vào tăng trưởng cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghệ, đặc biệt là thông qua sáng kiến “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.