Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang
(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.
Theo dõi báo trên:
Ngày 8/8, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) có văn bản đề nghị cơ quan quản lý văn hóa các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mẫu biểu trưng này có hình ảnh ngôi sao 5 cánh, cột cờ Hà Nội và con số 70 cùng dòng chữ “Giải phóng Thủ đô” trên nền màu đỏ.
Cục Văn hóa cơ sở đề nghị cơ quan quản lý văn hóa các địa phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng mẫu biểu trưng này thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương để sử dụng tuyên truyền xuyên suốt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bảo đảm tính chuẩn xác và thống nhất.
Trước đó, Cục Văn hóa cơ sở và Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội đã tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đến nay, Hội đồng nghệ thuật đã xét duyệt và tuyển chọn được một mẫu biểu trưng cho đợt kỷ niệm này.
Hồi tháng 6/2024, UBND TP Hà Nội cũng đã có đề xuất quà tặng các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Theo đó, quà tặng là mô hình Khuê Văn Các bằng đồng đúc nguyên khối mạ vàng, kèm theo gồm đế gỗ, hộp mica, hộp giấy và biển tên sản phẩm.
Khánh Ngọc
(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.
(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.
(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.
(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.