(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, muốn thu hút FDI phải có thể chế thông thoáng, tháo gỡ các vướng mắc, cản trở về thủ tục đầu tư, giảm thủ tục, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhiều hơn; hạ tầng phải thuận tiện, thông suốt; quan tâm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành mới nổi.
Phát triển khoa học công nghệ trước hết phải phát triển giáo dục và đào tạo
Tại phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế (chiều 25/9) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5, trả lời câu hỏi liên quan đến những chính sách, giải pháp đột phá để đột phá về khoa học công nghệ trên cả 3 lĩnh vực công nghệ IT, công nghệ sinh học và vật liệu mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển khoa học công nghệ trước hết phải phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng rất quan trọng.
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đã ban hành các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục làm nền tảng cho phát triển khoa học công công nghệ, như chuyển từ trang bị kiến thức đơn thuần sang kiến thức toàn diện. "Chính phủ xác định phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng thể chế. Thể chế có vai trò rất quan trọng. "Thể chế, thể chế và thể chế". Do đó, phải hoàn thiện thể chế góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá", Thủ tướng nêu rõ việc thứ nhất.
Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung trên.
Thứ ba, về nguồn lực, phải sửa đổi các quy định để phát triển thị trường khoa học công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ là một loại hàng hóa có thể giao dịch trên thị trường một cách công khai, minh bạch, đúng giá trị, tuân thủ quy luật thị trường. Lấy nguồn lực Nhà nước là vốn mồi, dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.
Cùng với đó, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để bộ máy quản lý khoa học công nghệ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có cơ chế, chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo vì nhiệm vụ chung, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, trong đó có giải pháp về cán bộ.
Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hiện nay và tương lai
Đáng chú ý, trả lời câu hỏi tại phiên đối thoại liên quan đến chính sách thu hút các đầu tư FDI thế hệ mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, FDI mang lại nguồn vốn, công nghệ, quản trị, góp phần đào tạo nhân lực và thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, nguồn FDI rất quan trọng và mang tính đột phá vì nguồn lực bên trong có hạn. "Từ đầu năm tới nay, FDI toàn cầu suy giảm nhưng Việt Nam vẫn thu hút 21 tỷ USD nguồn vốn FDI đăng ký và giải ngân 14 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, như vậy việc thu hút của chúng ta có hiệu quả", Thủ tướng nói.
Đặc biệt, theo Thủ tướng, muốn thu hút FDI lại phải quay trở lại 3 vấn đề: Thứ nhất, thể chế sao cho thông thoáng, tháo gỡ các vướng mắc, cản trở về thủ tục đầu tư, giảm thủ tục, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhiều hơn.
Thứ hai, hạ tầng phải thuận tiện, thông suốt, hiện chi phí logitstics của Việt Nam chiếm khoảng 17-18% GDP, phải kéo giảm xuống ngang các nước tiên tiến là khoảng 11-12% GDP. "Muốn vậy phải phát triển hạ tầng, việc này ngoài tạo không gian phát triển mới, tăng giá trị đất đai thì còn giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế", Thủ tướng nêu rõ.
Thứ ba, quan tâm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành mới nổi như chíp bán dẫn, hydrogen, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây….
Về thuế tối thiểu toàn cầu, Thủ tướng cho biết, trước đây Việt Nam đang giảm thuế để thu hút đầu tư. Khi OECD áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, thì thay vì sử dụng công cụ thuế, phải sử dụng công cụ khác để hỗ trợ nhà đầu tư như hỗ trợ bằng tiền, sản phẩm và cơ chế, chính sách. "Các nhà đầu tư có thể yên tâm về việc này", Thủ tướng nhấn mạnh và kêu gọi các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam vì đang xây dựng cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người và quản trị thông minh.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự. Đồng thời, Thủ tướng cũng tin tưởng Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hiện nay và tương lai.
(CLO) Chương trình khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẽ có sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như: Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương, Văn Mai Hương... với việc sử dụng hình ảnh chủ đạo là hoa dã quỳ giúp khắc sâu hình ảnh thành phố của lễ hội.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 1221/UBND-VP3 yêu cầu tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản cát trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Gamota là một trong những nhà phát hành game online lớn nhất Việt Nam hiện nay, đang có nguồn thu “khủng” lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm. Chỉ riêng năm 2023, doanh nghiệp này đã kiếm được 450 tỷ, lần đầu tiên báo lãi kỷ lục được hơn 29 tỷ và lần đầu tiên đóng thuế sau nhiều năm với số tiền vỏn vẹn gần 4,7 tỷ đồng, chỉ bằng tiền thu trong vài ngày của Gamota.
(CLO) Cảnh sát Úc đã thu giữ kỷ lục 2,3 tấn cocain và bắt giữ 13 người trong các cuộc đột kích sau khi một chiếc thuyền của những nghi phạm gặp sự cố ngoài khơi bờ biển Queensland, theo các nhà chức trách cho biết vào ngày 2/12.
(CLO) Vào tháng 11, xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia sang châu Á tăng đáng kể, trong khi doanh số bán dầu thô của Nga tại khu vực này giảm trong bối cảnh hai thị trường chính của Moscow là Trung Quốc và Ấn Độ mua ít hơn.
(CLO) Thông tin từ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết, trong tháng 11/2024, công tác điều hành bay ước đạt sản lượng 71.351 lần chuyến; bằng 98,50% so với kế hoạch năm 2024.
(CLO) Tại tuần lễ du lịch năm 2024 sẽ có nhiều sự kiện du lịch, thể thao, âm nhạc đặc sắc, trong đó siêu nhạc hội quốc tế TP HCM diễn ra vào ngày 8/12.
(CLO) Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội, xe buýt điện của Thủ đô đã vận chuyển gần 100 triệu hành khách qua 3 năm đi vào khai thác.
(CLO) Tại tỉnh Bình Định, các gói thầu mà Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DACINCO trúng với vai trò liên danh hoặc độc lập hều hết có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước ở mức rất thấp, có những gói thầu tỷ lệ tiết kiệm gần 0%.
(CLO) Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 2/12, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng các Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình đã tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà để báo cáo kết quả Kỳ họp và ghi nhận kiến nghị của cử tri.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. Bộ GTVT chịu trách nhiệm về tiến độ của dự án thành phần 4.
(CLO) Chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên, báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
(CLO) Để thực hiện mục tiêu toàn vùng Đông Nam Bộ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số mỗi năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông cho phát triển; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho phát triển...
(CLO) Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 thay cho ông Ngô Đông Hải, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Ngày 2/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.