Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu:

Thu phí báo chí - Cái nhìn từ châu Á

Chủ nhật, 28/06/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bất chấp thói quen “miễn phí” vẫn rất phổ biến đối với độc giả châu Á, nhiều tòa soạn tại một số quốc gia vẫn quyết định dựng paywall - thu phí báo điện tử như một cách chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế báo chí ngày càng trầm trọng.

Sự kiện: thu phí

Thói quen miễn phí

Vấn đề thu phí đối với báo điện tử là câu chuyện kinh niên. Ngay ở những nước phát triển, thu phí ở phiên bản điện tử cũng không hề dễ dàng. Có nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu từ thói quen của độc giả và cả bản thân những cơ quan báo chí.

Theo nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu báo chí thuộc hãng tin Reuters, Na Uy và Thụy Điển là hai quốc gia có tỷ lệ thu phí báo điện tử cao nhất thế giới, với lần lượt 34% và 27% lượng độc giả sẵn sàng trả tiền để đọc tin tức. Một ngoại lệ đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ với 34%.

Trong khi đó, Mỹ, một quốc gia có nền báo chí phát triển cũng chỉ có 16% độc giả chi tiền mua tin. Các quốc gia giàu có ở như Pháp (9%), Italia (9%), Tây Ban Nha (10%)… có số lượng khá khiêm tốn.

Tại châu Á, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thu nhập cao cũng có tỷ lệ người đọc sẵn sàng trả tiền mua tin ở mức cao trên thế giới. Chẳng hạn, tỷ lệ ở Hong Kong là 17%; Malaysia và Singapore cùng có mức 16%; Đài Loan là 12%; trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ có khiêm tốn là 7% và 10%.

Báo Công luận

Theo điều tra của Viện nghiên cứu báo chí Reuters, một phần chính của nguyên nhân là do độc giả chưa tạo thành thói quen trả tiền. Họ lý giải rằng, phần lớn các tin tức thời sự đều có ở hầu hết các trang điện tử miễn phí. Ngoài ra, các kênh truyền hình cũng đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu về tin tức hằng ngày.

Những độc giả sẵn sàng trả tiền đều nằm trong nhóm những người có nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực chuyên sâu như tài chính, ngân hàng, bất động sản… hoặc một nhóm khác lại quan tâm đến giải trí.

Các tiểu thương ở phố mua sắm Nakamise, gần Đền Sensoji ở Asakusa và Chợ cá Tsukiji tại Tokyo, Nhật Bản, thẳng thắn trả lời một câu hỏi thăm dò về việc trả phí rằng, họ sẽ chuyển sang một trang báo khác hoặc xem mạng xã hội thay vì đăng ký tài khoản để trả tiền cho việc đọc tin.

Ở Hong Kong, nơi dẫn đầu châu Á về số lượng độc giả trả tiền cho các tòa soạn, cũng chỉ có 52% nhu cầu tìm hiểu thông tin trên báo chí. 48% độc giả còn lại sử dụng các nguồn khác, chủ yếu ở các mạng xã hội như Facebook (81%), WhatsApp (85%) và Youtube (73%).

Nhật Bản ghi nhận số lượng độc giả online giảm từ 85% xuống 60% từ năm 2013 đến 2019. Nhưng số người quan tâm sử dụng mạng xã hội tại nước này tăng lên không đáng kể, từ 17% lên 20% cũng trong khoảng thời gian này.

Tại Malaysia, báo điện tử có xu hướng nhích lên từ 86% lên 87% từ năm 2017 đến 2019; lượng đọc báo in giảm từ 45% xuống 37%, trong khi số người sử dụng mạng xã hội tăng từ 67% lên 69%.

Tương tự Malaysia, số lượng độc giả đọc báo điện tử ở Singapore ở mức 85%-86%. Trong khi đó, Hàn Quốc có chiều hướng đi xuống, từ 86% còn 83% từ 2016 đến 2019.

Đài Loan là nơi có tỷ lệ độc giả online cao nhất châu Á với 89% và còn dấu hiệu tăng lên. Điều này phản ánh mức độ tăng trưởng của việc sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại và máy tính bảng ngày càng nhiều.

Các quốc gia phát triển nhất châu Á là những người đi đầu trong việc thu phí, nhưng ở các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, nơi người dân có thu nhập trung bình thấp và mạng Internet chưa phổ cập, việc thu phí là điều khó khăn.

Ấn Độ là quốc gia Nam Á duy nhất tiến hành thu phí trên báo điện tử với một số ấn phẩm. Nổi bật nhất là tờ Thehindu.com của Tập đoàn truyền thông The Hindu Group, triển khai từ tháng 2/2019.

Tâm lý sợ mất độc giả

Các tòa soạn ở châu Á không phải không muốn thu phí, nhưng không ít trong số họ lo ngại “mất cả chì lẫn chài” khi áp dụng dịch vụ này. Họ dẫn chứng, Tạp chí Phố Wall trước khi có 1 triệu tài khoản trả tiền, họ phải mất 10 năm chờ đợi. Tờ The Times của Anh cũng từng mất 90% độc giả trước khi họ bắt đầu trở lại.

Báo Công luận

Tại châu Á, nhu cầu tin tức khác châu Âu. Nói cách khác, việc sử dụng báo điện tử của người châu Á không chỉ đơn thuần ở tiếp nhận tin tức.

Hong Kong và Đài Loan là những khu vực có lượng độc giả online nhiều và trung thành nhất cũng chỉ có 52% và 33% số người quan tâm tới tin tức thực sự. Phần còn lại, họ chủ yếu tìm cách giải trí như chơi games hoặc xem clip. Thế nên, nguy cơ mất độc giả là điều có thể xảy ra.

Viện nghiên cứu báo chí Reuters chỉ ra rằng, hầu hết các tòa soạn ở châu Á đều không tin việc thu phí sẽ thành công. Nghiên cứu dẫn chứng, hơn 80% số người lướt web ở châu Á, không gặp trở lại bởi các paywall (bức tường phí).

Và những quyết định táo bạo của báo chí châu Á

Bất chấp thói quen “miễn phí” vẫn phổ biến đối với độc giả châu Á, một số tòa soạn vẫn quyết định dựng paywall như một cách chống chọi với cuộc khủng hoảng báo chí đang ngày càng trầm trọng khi mà quảng cáo giảm, số lượng bạn đọc ít dần.

Phó Chủ tịch Jeongdo Hong của JoongAng Media Network (Hàn Quốc) thừa nhận, nhiều độc giả rất khó chịu khi phải trả tiền cho các nội dung có sẵn ở nơi khác. Tuy nhiên, cũng giống như JoongAng Media Network, CEO Robin Hu của South China Morning Post (Hong Kong), buộc phải tiến hành chuyển đổi: dựng bức tường thu phí.

Báo Công luận

Quyết định khó khăn nhưng đúng đắn, được trả lời bằng kết quả. Tờ Joongang Ilbo online đang nằm trong top 10 website đọc nhiều nhất Hàn Quốc.

Một ví dụ khá tiêu biểu nữa là tờ The Straits Times (ST) của Singapore. Khi số bán báo và doanh thu quảng cáo in ấn giảm, The Straits Times đã chuyển sang thu phí từ tháng 2/2018.

Với bản Premium, The Straits Times cho phép độc giả đọc giới hạn 15 bài viết mỗi tháng và cung cấp miễn phí tin tức mới nhất. Nhưng để xem các bài chuyên sâu, câu chuyện, phỏng vấn độc quyền, hình ảnh, độc giả phải đăng ký với phí 14,90 USD Singapore mỗi tháng.

Điểm nổi bật của The Straits Times là từ tháng 2/2020, các biên tập viên cao cấp sẽ thực hiện những bài viết chuyên sâu, mang lại dấu ấn riêng.

Hiện độc giả quốc tế của The Straits Times chiếm tới 30%. Một con số đáng khích lệ.

Hoài Đức

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo