Thu phí tự động không dừng trước nguy cơ lại “vỡ tiến độ”

Thứ năm, 05/11/2020 09:55 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là tất cả các trạm thu phí trên cả nước phải chuyển hết sang thu phí tự động không dừng (ETC). Nhưng trên thực tế vẫn còn những bất cập khiến một số nhà đầu tư BOT chưa ký hợp đồng dịch vụ ETC, đem đến những lo ngại “vỡ tiến độ” dự án.

Thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TTg của TTCP, với nỗ lực minh bạch hóa đối với các dự án BOT giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt và “chốt” thời gian hoàn thành Dự án thu phí tự động không dừng ETC tại các trạm thu phí.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc dự án liên tục “vỡ tiến độ”, không hoàn thành đúng thời gian do cách tổ chức triển khai chưa tốt đã và đang dấy lên những hoài nghi về việc thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm BOT sẽ khó có thể hoàn thành trong cuối năm nay (31/12/2020) theo như chỉ đạo của Thủ tướng.

Những tín hiệu không mấy khả quan

Thông tin từ ông Tô Nam Toàn - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 (BOO1) tính đến ngày 15/10/2020 đã dán được 965.500 thẻ (trong tổng số hơn 3,5 triệu phương tiện trên cả nước) với khoảng 47% số xe dán nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ.

Hiện đã lắp đặt, vận hành 25/26 trạm trên Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Ngoài ra 13 trạm đã lắp đặt, đưa vào vận hành gồm: Mỹ Lộc, Tân Đệ (đang chuyển trạm), Tiên Cựu, An Sương - An Lạc, Đại Yên, Yên Lệnh, Tam Nông, Quốc lộ 5, Hạc Trì, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Tuy nhiên, tại trạm BOT Phả Lại đã lắp đặt xong hệ thống thu phí tự động không dừng nhưng phía Công ty TNHH Thu phí tự động VETC chưa tiếp nhận để vận hành khai thác. Đặc biệt, có 5 tuyến cao tốc do Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC quản lý nhưng chỉ có 1 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã đưa vào vận hành 15 làn, còn lại 4 tuyến cao tốc chưa hề triển khai thực hiện lắp đặt.

Thời gian hoàn thành Dự án thu phí tự động không dừng ETC tại các trạm thu phí được Thủ tướng Chính phủ “chốt” trước ngày 31/12/2020. Ảnh:TL

Thời gian hoàn thành Dự án thu phí tự động không dừng ETC tại các trạm thu phí được Thủ tướng Chính phủ “chốt” trước ngày 31/12/2020. Ảnh:TL

Đối với dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 (BOO2), có 33 trạm thu phí trên 23 Dự án BOT. Hiện có 2 trạm tạm dựng thu là trạm T2 trên Quốc lộ 91 và Quốc lộ 3 Thái Nguyên còn lại 31 trạm đang hoạt động.

Về việc ký Phụ lục Hợp đồng BOT để bổ sung lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, đến nay có 30 trạm thu phí đã được 20 nhà đầu tư ký Phụ lục Hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải để bổ sung việc đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng. Còn 3 trạm/3 Dự án BOT chưa ký Phụ lục Hợp đồng BOT bổ sung việc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng gồm các nhà đầu tư: Công ty Cổ phần BOT Quang Đức, Công ty CP BOT cầu Thái Hà, Công ty CP Đầu tư cầu Mỹ Lợi.

Ngoài ra trong số 31 trạm thu phí đang hoạt động, hiện có 17 trạm BOT của 12 dự án đã được nhà đầu tư ký Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ (BOO2). Còn 10 trạm của 8 dự án BOT chưa được nhà đầu tư BOT ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Cần giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư

Theo tìm hiểu của PV, tất cả các nhà đầu tư giao thông (BOT) đều thống nhất cao và cơ bản đã ký Phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT để triển khai thực hiện thu phí không dừng ETC tại các trạm thu phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các trạm thu phí trên các tuyến Quốc lộ đều đã và đang sẵn sàng lắp đặt đảm bảo tối thiểu các làn ETC đầu tư theo lộ trình phù hợp nhu cầu và lưu lượng thực tế, điều đó thể hiện sự ủng hộ đối với chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm tiện lợi hơn cho người dùng.

Tuy nhiên vẫn còn một số những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để Dự án thu phí tự động đảm bảo tiến độ. Đơn cử như việc các nhà đầu tư BOT yêu cầu ký phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT chứ không phải các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu phí không dừng do Bộ GTVT chỉ định.

Đồng thời, Bộ GTVT cùng có trách nhiệm làm việc với các tổ chức tín dụng tài trợ vốn để có thống nhất mới đủ cơ sở bàn giao trạm thu phí và nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng. Tỷ lệ trích phí dịch vụ thu phí và tổng các chi phí vận hành trạm không được vượt mức chi phí phê duyệt trong phương án tài chính dự án BOT,....

Trao đổi với PV Nhà báo và Công luận, một chủ đầu tư phân tích, việc trích 5-7% cho nhà cung cấp ETC thiếu cơ sở và vô lý ở chỗ quy mô làn thu phí và doanh thu thu phí một số trạm như nhau nhưng khi ký hợp đồng với mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ (BOO1& BOO2) lại quy định một mức phí khác nhau. Có nhà cung cấp dịch vụ đàm phán mức phí theo thị trường với đơn vị sử dụng (khoảng 2-3% doanh thu trước thuế) nhưng cũng có nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu mức (5-7% doanh thu sau thuế) với lý do mức phí được ký hợp đồng triển khai dịch vụ với Bộ GTVT tại các trạm là như vậy.

Ngoài ra, có nhà cung cấp dịch vụ ETC thì yêu cầu phải bàn giao lại toàn bộ trạm thu phí để quản lý vận hành trong khi nó thuộc quyền của nhà đầu tư BOT. Vì thế trong trường hợp Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư BOT phải ký hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ cụ thể được chỉ định thì dẫn đến các vướng mắc không thể thống nhất được trong khi nhà đầu tư BOT có toàn quyền chào mức phí thấp hơn để lựa chọn nhà cung cấp.

Phải quyết liệt hơn nữa!

Ngày 15/7/2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Công điện số 849/CĐ-TTg về đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Trong đó đưa ra thời gian chậm nhất để tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc chuyển sang thu phí tự động không dừng trước ngày 31/12/2019. Nhưng sau đó, Bộ GTVT đã xin gia hạn tiến độ thu phí không dừng thêm 1 năm...?

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 39/CT-TTg đẩy nhanh tiến độ triển khai và tăng cường sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Trong đó nhấn mạnh, chậm nhất đến ngày 31/12/2020, các trạm thu phí BOT phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng (ETC), trạm nào không thực hiện ETC đúng thời hạn sẽ bị xem xét tạm dừng thu phí đã thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ.

Chỉ còn gần 2 tháng nữa sẽ tới thời gian phải hoàn thành việc thực hiện thu phí tự động không dừng trên cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng nhưng với những kết quả thực tế, nhiều lo ngại về việc ETC một lần nữa “vỡ tiến độ” và khi đó liệu có những biện pháp quyết liệt, cứng rắn hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước hay không hay là lại xin lùi...?

Theo PGS.TS Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, thu phí tự động không dừng giúp rút ngắn thời gian, minh bạch về tài chính,... là những lợi ích không  thể phủ nhận. Việc ETC chậm tiến độ cần xem xét ở nhiều khía cạnh, cơ quan quản lý nhà nước là Tổng cục đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT phải xem xét lại quá trình thực hiện dự án vướng ở đâu để tháo gỡ.

Dự án thu phí tự động không dừng không thành công đó chính là do cách tổ chức triển khai không tốt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra ký kết hợp đồng BOO phải chịu trách nhiệm với sự không thành công này, không phải chỉ có lỗi của nhà đầu tư.

Việc thu phí tự động không dừng chậm tiến độ để lại hệ lụy không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội, khiến người dân hoài nghi về vấn đề minh bạch tài chính. TS. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT cho rằng, Bộ GTVT cần chịu trách nhiệm trong việc chậm trễ, “thất hứa” với Thủ tướng Chính phủ, với nhân dân trong việc chậm triển khai Dự án thu phí tự động không dừng. Thủ tướng Chính phủ cần phải có những biện pháp xử lý cứng rắn với trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thực hiện.

Hoàng Lan

Tin khác

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp