Thủ phủ trồng hàng nghìn cây sưa đỏ giúp người dân làm giàu

Thứ bảy, 04/06/2022 06:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được mệnh danh là thủ phủ trồng nhiều cây sưa đỏ nhất của tỉnh. Nhờ vào việc trồng loại cây quý hiếm này, quá nửa hộ dân nơi đây đã kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vùng đất chôn “kho báu” ngoài vườn

Cây sưa đỏ vốn là loại gỗ quý, còn được gọi với cái tên là cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê. Tùy vào tuổi thọ và lõi của từng cây mà mức giá thu mua sẽ khác nhau. Cây càng lâu năm giá trị sẽ càng lớn. Hiện nay, cây sưa đỏ có đường kính hơn 20cm giá bán có thể lên tới 10-15 triệu đồng/kg.

thu phu trong hang nghin cay sua do giup nguoi dan lam giau hinh 1

Là một trong những người đầu tiên trông cây sưa đỏ bán với giá trị cao trong xã Tiên Du, ông Ngọc đang sở hữu hơn 300 cây sưa có tuổi đời trên 10 năm.

Chia sẻ về nguồn gốc của cây sưa đỏ, ông Nguyễn Kim Ngọc (khu 2, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) cho biết:“ Cây xưa đỏ đã xuất hiện hàng trăm nay. Từ thời ông bà, bố mẹ tôi đã có nhưng giống cây này chưa có giá trị cao. Chỉ biết đây là loại gỗ tốt, không nứt nẻ, cong vênh nên ông cha trồng như cây lấy gỗ bình thường để làm cột nhà, đóng giường tủ, đóng thành cái cày, cái bừa. Còn nhà nào có trâu bò còn thì gỗ sưa dùng để đóng chuồng vì gỗ mùi thơm nên trâu bò không bị ruồi muỗi bu bám".

thu phu trong hang nghin cay sua do giup nguoi dan lam giau hinh 2

Ông Ngọc bên cạnh cây xưa có tuổi đời 20 năm.

Năm 2005, nhận thấy được giá trị của loại gỗ quý này nên ông Ngọc đã đánh trồng ra khắp vườn. Hiện nay, gia đình ông Ngọc đang sở hữu gần 500 cây sưa. Trong đó có 300 cây tuổi đời trên 10 năm.

Nhờ vào loại cây có sức sống tốt, trồng trên đất cằn cỗi nhưng cây vẫn có thể phát triển đã giúp gia đình ông Ngọc thu về 200-300 triệu đồng/năm.

Người dân trong xã truyền tai nhau về giá trị “khủng” của cây sưa đỏ nên nhà nào cũng tận dụng đất để trồng. Cứ như thế số lượng sưa đỏ tăng lên đến cả hecta, nhiều nhất ở khu 1, khu 2 và rải rác ở các khu còn lại.

Loại cây bán đắt hơn “vàng ròng”

Sưa đỏ là giống cây gỗ có giá trị và dễ trồng. Giá thành và thu nhập đều cao hơn nhiều lần so với các cây lương thực, cây ăn quả và các cây gỗ khác nên ngoài việc trồng sưa đỏ để bán lấy gỗ, nhiều hộ dân xã Tiên Du còn ươm giống sưa đỏ để bán.

thu phu trong hang nghin cay sua do giup nguoi dan lam giau hinh 3

Cây giống được ông Sơn bán với giá 20.000 nghìn đồng/cây.

Chia sẻ về kỹ thuật ươm và chăm sóc cây, ông Nguyễn Trung Sơn (trú tại khu 1, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) cho biết: “Kỹ thuật ươm và chăm sóc cây sưa đỏ không khó. Hạt giống của cây sưa đỏ cũng dễ nở như những loại cây khác. Trong quá trình trồng chỉ cần thường xuyên bón phân, chăm sóc tỉa cành để cây được phát triển.”

Ông Sơn cho biết thêm, trong khoảng 1-2 năm đầu, cây sưa đỏ thường có xu hướng bị uốn cong tự nhiên, chính vì vậy cần buộc cây vào cọc để cây định hình thế. Mật độ lý tưởng trồng cây sưa được phát triển là mỗi gốc cây sẽ cách nhau cách nhau từ 4-10m.

thu phu trong hang nghin cay sua do giup nguoi dan lam giau hinh 4

Vườn sưa đỏ nhà ông Sơn thu về được 300 triệu đồng mỗi năm.

Ông Sơn phấn khởi cho biết: “Hiện tại trong vườn nhà tôi chỉ còn 400 cây sưa đỏ, 100 cây có tuổi đời trên 10 năm. Năm ngoái, nhà tôi đã bán 18 cây sưa đỏ có tuổi thọ gần 17 năm, giá lúc bấy giờ là 1 triệu đồng/kg lõi, có những cây bán được với giá 130 triệu đồng vì lõi dày, đã giúp gia đình tôi thu về được gần 1 tỷ đồng.”

Chia sẻ về hiệu quả kinh tế mà cây xưa mang lại, bà Nguyễn Thị Tình (khu 2, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) cho biết: “Trước năm 2004, nhà tôi trồng cả một đồi nhãn, sau đó thấy hiệu quả kinh tế mà cây sửa đỏ mang lại cao hơn nên đã chặt và bán hết đi để lấy đất trồng sưa.”

“Có những cây sưa đỏ hơn 10 năm nhà tôi bán được với giá 60 triệu đồng/cây. Cây sưa tuổi thọ càng dài, lõi càng to và dày, hiệu quả kinh tế càng nhiều. Cây sưa nào trồng được từ 8-10 năm chỉ có thể thu được từ 10-20 triệu đồng/cây nhưng nếu để hơn 10 năm thì giá trị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng”, bà Tình chia sẻ thêm.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Bình Luận

Tin khác

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Thay vì lên kế hoạch cho những chuyến đi dài đắt đỏ để tận hưởng kỳ nghỉ lễ 5 ngày, nhiều bạn trẻ chọn “ngủ 5 ngày 5 đêm” để vừa chữa lành, vừa tiết kiệm chi phí.

Đời sống
Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

(CLO) Tại Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế với chủ đề “Ẩm thực dược liệu – tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”, Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings đã công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây cho huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Đời sống
Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

(CLO) Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Đời sống
5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

(CLO) Cơ quan khí tượng ghi nhận kiểu thời tiết nắng nóng và nắng nóng gay gắt phủ rộng khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, đây là dạng thời tiết hiếm có trong 10 năm qua.

Đời sống
Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Tối 25/4, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống