Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Địa phương nào không nhận vắc xin, phải có văn bản báo cáo Thủ tướng

Thứ bảy, 25/06/2022 18:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, xác định đối tượng tiêm, tiếp tục 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' để tiêm vắc xin cho các đối tượng theo hướng dẫn.

Trước tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19 của một số địa phương khu vực phía Nam còn chậm, mới đây, Bộ Y tế đã họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Thứ trưởng phụ trách điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị.

Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận trên 251 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 các loại khác nhau.

Đã phân bổ 228,8 triệu liều vắc xin, còn lại hơn 22,2 triệu liều vắc xin Moderna và Pfizer.

Đến hết ngày 23/6 cả nước đã tiêm 227 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19 các loại. Công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên điều hành hội nghị.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên điều hành hội nghị.

Hiện mục tiêu tiêm chủng liều cơ bản và tiêm bổ sung cho người lớn đã hoàn thành với tỷ lệ tiêm mũi 1 và 2 khoảng 100%; Mục tiêu tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi cơ bản hoàn thành, tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản trên 95%.

Mục tiêu tiêm nhắc cho người lớn với tỷ lệ người đủ điều kiện đã được tiêm mũi 3 mới đạt 64,7%. Tiến độ tiêm nhắc trong những ngày gần đây có chiều hướng chậm. Số liều tiêm mũi 4 mới đạt hơn 2,5 triệu.

Về mục tiêu tiêm cho nhóm 5 - dưới 12 tuổi với mũi 1 đạt 47,1%, một số địa phương đang triển khai mũi 2 cho nhóm đối tượng này (10,8%).

Tuy nhiên, thông tin tại cuộc họp cũng cho thấy tiến độ tiêm nhắc mũi 1 và 2 – mũi 3 và 4 chậm tại hầu hết các địa phương, có tình trạng tồn đọng nhiều vắc xin COVID-19 tại tuyến Trung ương và một số địa phương, dẫn tới nguy cơ cao hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.

Phân tích nguyên nhân, các chuyên gia tiêm chủng cũng như các địa phương đều cho rằng sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp, nhiều trường hợp đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết. 

Ngoài ra, thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, e ngại của người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại.

"Có 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm bổ sung vắc xin phòng COVID-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo" - đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương dẫn chứng.

Đại diện Sở Y tế Đồng Nai, Tây Ninh cho biết, lực lượng y tế địa phương đã đi tuyên truyền, vận động ở nhiều nơi, đã tổ chức các điểm tiêm tại khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp… để làm sao tiêm hết vắc xin đã được phân bổ, không phải rơi vào tình trạng tồn… nhưng tỷ lệ tiêm rất ít.

Có nhà máy ở Đồng Nai có đến hơn 30.000 người lao động, nhưng qua vận động, tổ chức 5-6 bàn tiêm trực tiếp tại nhà máy cũng chỉ có 480 người tiêm mũi 3!

"Chúng tôi tổ chức tiêm cả ngày nghỉ, cả thứ 7, chủ nhật, rồi đưa cán bộ đến tận nơi tuyên truyền, vận động mời đi tiêm nhưng nhiều người dân vẫn từ chối không tiêm. Chúng tôi cũng rất khó"- đại diện ngành y tế một tỉnh phía Nam bày tỏ.

Qua ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 rất nhiều, nhưng chúng ta tiêm chưa hết chứ không phải thừa vắc xin.

Về đối tượng tiêm, liều lượng tiêm, loại vắc xin tiêm cho các đối tượng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới nhất tại văn bản số 3309 ban hành ngày 23/6.

"Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, xác định đối tượng tiêm, tiếp tục 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' để tiêm vắc xin cho các đối tượng theo hướng dẫn.

Căn cứ vào kế hoạch được phân bổ vắc xin, xây dựng kế hoạch tiêm từng tuần, tiêm ở địa phương nào, đơn vị nào, ai chịu trách nhiệm giám sát…

Có như thế chúng ta mới tiêm hết vắc xin và hết đối tượng theo hướng dẫn"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp tục nhấn mạnh địa phương nào không nhận vắc xin, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải trực tiếp có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi đến Bộ Y tế để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra dịch trên địa bàn.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

(CLO) Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, ngành.

Sức khỏe