Châu Âu khó đạt mục tiêu lưu trữ khí đốt cho mùa đông tới
(CLO) Châu Âu có nguy cơ không đạt được mục tiêu lưu trữ khí đốt cho mùa đông tới do việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine, Bloomberg đưa tin.
Theo dõi báo trên:
Sáng 7/12, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo chủ đề “Giáo dục đại học với công nghệ số”.
Theo báo cáo của Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT), thời gian qua, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT nói riêng và ngành GD&ĐT nói chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cụ thể, hoàn thành xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành và kết nối thành công với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đối với giáo dục đại học, vừa qua Bộ GD&ĐT đã ban hành mới nhiều văn bản nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, như: Thông tư số 30/2023/TT-BGDĐT về đào tạo trực tuyến, Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT về đào tạo từ xa, Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT về cơ sở dữ liệu GDĐT, Quyết định 4740/QĐ-BGDĐT ngày 6/12/2022 ban hành bộ chỉ số chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học…
Từ năm 2022, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (HEMIS), trong đó tổng hợp thông tin dữ liệu từ tất cả các đại học, trường đại học, học viện trên cả nước gồm các nhóm dữ liệu về đội ngũ, người học, chương trình đào tạo, ngành đào tạo, cơ sở vật chất, tài chính tài sản…
Đến nay đã số hóa được dữ liệu khoảng 470 cơ sở giáo dục đại học, trên 25.000 chương trình đào tạo, trên 100.000 hồ sơ cán bộ, gần 3 triệu hồ sơ người học. Đã kết nối, đồng bộ dữ liệu về sinh viên ra trường với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (hàng năm chia sẻ dữ liệu việc làm của khoảng 97.000 sinh viên tốt nghiệp).
Đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về cơ sở vật chất (hiện đã báo cáo dữ liệu khoảng 18.000 hồ sơ viên chức các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ GD&ĐT lên cơ sở dữ liệu quốc gia về cơ sở vật chất.
Dữ liệu trên cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học được sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước và công tác báo cáo, thống kê về giáo dục đại học, được sử dụng thống nhất trong toàn ngành, đảm bảo tính tổng thể đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu công khai của các đại học, học viện, trường đại học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và công tác tuyển sinh đại học đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển, nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh.
Ngay từ năm 2022, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành triển khai, cung cấp và tích hợp dịch vụ công mức độ 4 về "Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông" và “Đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia; tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Năm 2024, hệ thống dịch vụ công đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó số học sinh đăng ký trực tuyến đạt hơn 94,66%; gần 4 triệu nguyện vọng xét tuyển được thí sinh đăng ký trực tuyến.
Nhận thức về xu hướng của chuyển đổi số, ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục đại học quan tâm đầu tư triển khai chuyển đổi số, cách thức triển khai ngày càng bài bản, có hệ thống hơn nên đã phát huy được hiệu quả trong công tác quản trị dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học và bảo đảm nguồn nhân lực thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực, hiện nay Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện Đề án thí điểm mô hình giáo dục đại học số và Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến phê duyệt trong năm 2024).
Bên cạnh đó, Bộ đã xây dựng dự thảo và sẽ sớm ban hành khung năm lực số cho người học từ mầm non đến đại học (bao gồm năng lực ứng dụng AI) nhằm nâng cao năng lực số cho người học, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia. Dự kiến các Đề án và khung năng lực số nói trên sẽ được triển khai ngay từ năm 2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, với nhận định: Không ngành nào chịu ảnh hưởng, tác động mạnh về chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo như ngành Giáo dục nhưng cũng không ngành nào hưởng lợi từ chuyển đổi số như ngành Giáo dục.
“Bên cạnh tác động, hưởng lợi, ngành Giáo dục còn có sứ mạng rất lớn là đảm bảo nguồn “nhân lực số” cho đất nước”, đề cập vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh mới, bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, Việt Nam đứng trước thời cơ lớn khi trong giai đoạn sắp tới có nhiều cơ hội đầu tư vào chuyển đổi số.
“Một trong những thế mạnh của chúng ta là con người. Bên cạnh chuyển đổi số trong ngành, ngành Giáo dục có vai trò quan trọng là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và nguồn nhân lực số nói riêng, qua đó thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo”, Thứ trưởng nói.
Nhắc lại giai đoạn toàn ngành Giáo dục chuyển đổi từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến để thích ứng với giai đoạn dịch bệnh COVID-19, Thứ trưởng khẳng định, giai đoạn đó cho thấy khả năng thích ứng của toàn ngành; nhưng đó mới chỉ là bước đầu, chưa thể gọi là chuyển đổi số trong ngành.
Thứ trưởng cũng nhắc tới những việc đã làm được về ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học thời gian qua như một ví dụ về chuyển đổi số tác động tích cực tới giáo dục và đào tạo.
“Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, cách thức quản lý, quản trị nhà trường, không đơn thuần là đưa bài giảng từ trực tiếp sang trực tuyến - đó mới chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin.
Chuyển đổi số yêu cầu thay đổi sâu sắc, toàn diện, thay đổi hẳn cách làm”, chia sẻ điều này, Thứ trưởng nhấn mạnh, hội thảo hôm nay để làm thế nào chúng ta thực hiện hiệu quả hơn, quyết liệt hơn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
(CLO) Châu Âu có nguy cơ không đạt được mục tiêu lưu trữ khí đốt cho mùa đông tới do việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine, Bloomberg đưa tin.
(CLO) Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 thành phố biên giới Lào Cai đang bày bán nhiều loại hoa lạ, cây cảnh quý, trong đó đặc biệt có cây phật thủ 98 quả chín vàng trông rất đẹp mắt được chào bán 65 triệu đồng được nhiều người tới xem.
(CLO) Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo, lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” không còn là một chiêu trò mới, nhưng thủ thuật tinh vi của các đối tượng vẫn luôn thành công thao túng tâm lý người dân khiến họ sập bẫy.
(CLO) Trên địa bàn huyện Chư Prông và Đức Cơ (Gia Lai) vừa xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương.
(CLO) 3 con tàu chở hơn 2 triệu thùng dầu của Nga đã dừng lại gần các cảng ở miền đông Trung Quốc. Bloomberg đưa tin, chúng đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 10/1.
(CLO) Hơn 1.600 con heo thịt của hộ ông Hoàng Văn Tiếp bị chết cháy nghi do chập điện, thiệt hại ước tính ban đầu lên đến gần 6,5 tỷ đồng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan sớm trao đổi, thống nhất cách thức để triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác về lao động vừa ký kết, kết nối các doanh nghiệp hai nước, sớm đưa được người lao động Việt Nam sang Phần Lan làm việc, học tập kinh nghiệm.
(CLO) Ngày 13/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 01/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thăm hỏi và khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 13/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam Helga Margarete Barth đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
(CLO) “Tết Việt - Tết Phố 2025” có nhiều hoạt động đặc sắc, từ gói bánh chưng, dựng cây nêu đến bày mâm ngũ quả, tái hiện các nghi lễ đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
(CLO) Chiều 13/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tiến hành họp Phiên toàn thể nhằm thẩm tra dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự, phát biểu chỉ đạo.
(CLO) Chiều 13/1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(CLO) Chiều 13/1, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương cho ý kiến về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22/2/2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ.
(CLO) Chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 14/1, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến 9-12 độ. Khu vực vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại, có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
(CLO) Bảng xếp hạng đại học cho thấy trường công, trường đa ngành, trường thành lập lâu năm có ưu thế hơn so với những trường tư thục, trường mới thành lập và các trường đơn ngành.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đào tạo doanh nhân làm thế nào để vẫn có lợi ích, lợi nhuận, nhưng vẫn yêu nước, trách nhiệm dân tộc, trách nhiệm xã hội, kinh doanh giữ tín, không lợi mình hại người, biết đem tinh thần “kiến lợi tư nghĩa”.
(CLO) Theo đó, việc sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập.
(CLO) Ngày 8/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tổ chức Hội thi Vẽ tranh cấp thành phố về chủ đề “Trường học hạnh phúc - Tôn trọng quyền trẻ em” dành cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
(CLO) Khuyến học, khuyến tài là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc, thể hiện đạo lý “học để làm người” của nhân dân Việt Nam. Trên tinh thần đó, trong năm 2024, Hội Khuyến học tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh các phong trào khuyến học như “Mùa xuân khuyến học”, “Tháng Tám khuyến học”. Công tác vận động xây dựng quỹ được Hội đặc biệt quan tâm.
(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng.
(CLO) Theo quy định mới, môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp của một số môn học được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
(CLO) Hiện nay, giáo viên được thưởng Tết như công chức, viên chức tuy nhiên do một số trường tự chủ tài chính nên các thầy cô dạy học ở đây có nguy cơ mất thưởng Tết.
(CLO) Dự kiến, trong năm 2025 các nhà trường bắt buộc phải thực hiện điểm trúng tuyển từ các phương thức khác nhau phải được quy đổi về một thang điểm chung để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh. Nếu thực hiện điều đó, thì điểm trúng tuyển sẽ được xét tuyển từ cao xuống thấp.
(CLO) Trong dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm cho phép dạy thêm thu tiền trong nhà trường và giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường được dạy học trò chính khóa nhưng điều đó đã bị cấm khi Thông tư được ban hành.