Thủ tướng nghe các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Đại hội XIII của Đảng

Thứ hai, 13/05/2019 21:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 13/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị “Các nhà khoa học đóng góp ý kiến cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: TTXVN

Đây là cuộc làm việc của Thủ tướng, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội với các nhà khoa học để lắng nghe ý kiến góp ý về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, 2 văn kiện mà Tiểu ban đang tích cực xây dựng.

Tại hội nghị, ý kiến các nhà khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với phát triển. Có ý kiến cho rằng, tăng trưởng phải thông qua con đường của sáng tạo, tăng trưởng xanh, bao trùm và phát triển bền vững. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam cần tạo các đột phá về tính ưu tiên (để đảm bảo tăng trưởng nhanh, sáng tạo và bền vững cần ưu tiên phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo như trụ cột quan trọng nhất của tăng trưởng giai đoạn tới); đột phá về nhân lực (phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đòi hỏi phải có nhân lực chất lượng cao và có kỹ năng phù hợp); đột phá về động lực của tăng trưởng (tận dụng cơ hội của kỷ nguyên số và xu hướng chuyển đổi số)…

Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chiến lược trọng dụng nhân tài; coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng bậc nhất của tăng trưởng, xóa bỏ các loại độc quyền trong tiếp cận các nguồn lực (trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng) và tiếp cận cơ hội phát triển, đảm bảo công bằng, minh bạch cho tất cả các thành phần kinh tế. 

Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến nhằm xác định lại các điều kiện, thời cơ để tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế dựa trên các xu hướng mới và trên nền tảng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 với tư duy mới, sáng tạo, hiện đại và tiến bộ...

Ghi nhận ý kiến của các nhà khoa học, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có thể các ý kiến còn khác nhau nhưng đây là một kênh quan trọng trong việc xây dựng văn kiện. Trong đó có nhiều vấn đề tương đồng với ý kiến của các thành viên Tiểu ban trong thảo luận từ trước đến nay cũng như các ý kiến đã làm rõ một số vấn đề lớn, vấn đề mới.

Về thực trạng kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhìn nhận, gam màu sáng vẫn là phổ biến, chủ đạo mặc dù vẫn còn những đốm đen nguy hại và mong các nhà khoa học góp ý làm sao để nhân những điểm sáng này lên. Theo Thủ tướng, nguy cơ tụt hậu là hiện hữu, nếu không tự vươn lên, không có khát vọng dân tộc để xây dựng đất nước thì sẽ tụt hậu so với thế giới, với các nước xung quanh. Thủ tướng tin rằng, chúng ta sẽ vượt qua nguy cơ, thách thức, những điểm ngăn trở để đưa đất nước phát triển hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng đánh giá, các ý kiến nêu ra tại hội nghị hôm nay có thông tin mới, sát thực tế, chỉ ra nhiều vấn đề bức xúc, nhiều định hướng tháo gỡ, đặc biệt là lối ra cho phát triển.

Thủ tướng ghi nhận ý kiến cho rằng một động lực phát triển nhanh và bền vững là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng, hoài bão của dân tộc. Vấn đề công nghệ, nông nghiệp nông thôn, du lịch là những lĩnh vực nhiều tiềm năng, trong đó, công nghệ và doanh nghiệp công nghệ là lối ra cho sự phát triển nhanh, bền vững. Không chỉ kinh tế, Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến đề cập đến các vấn đề văn hóa, xã hội.

Thủ tướng cho biết, Tiểu ban cũng sẽ tiếp tục mời các nhà khoa học góp ý trong quá trình xây dựng văn kiện, đồng thời, nhấn mạnh tinh thần chủ động, không để nước đến chân mới nhảy, không để mất niềm tin, mất chế độ, phải sửa cái sai, cái khiếm khuyết, nhất là phải giữ gìn văn hóa, đạo đức, nâng cao năng suất lao động, để nền kinh tế không “tụt hậu” so với các nước trong khu vực.

PV

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức