Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế

Thứ bảy, 22/12/2018 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 22/12 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Tổ tư vấn kinh tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và một số lãnh đạo bộ, ngành.

Báo Công luận
Thủ tướng gặp gỡ các thành viên Tổ tư vấn kinh tế. Ảnh: VGP

Mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe các ý kiến về các bất cập, hạn chế chưa tháo gỡ được, nhất là “hiến kế” của Tổ tư vấn, những chuyên gia trên các lĩnh vực với tinh thần chủ động hơn, sáng tạo, tìm giải pháp làm chủ tình hình, định hướng và huy động được nguồn lực toàn xã hội, phấn đấu làm sao để Việt Nam nhanh nhất có thể trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao.

Thủ tướng cũng mong muốn được nghe “hiến kế” để làm sao năm 2019 tăng trưởng đạt khoảng 7%, đồng thời giữ được mục tiêu ổn định vĩ mô; về những ưu tiên cho năm 2019, cho 5 năm và 10 năm tới; đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển; những động lực mới cho tăng trưởng, các đột phá chiến lược; làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công, bẫy “thiên đường ô nhiễm” xảy ra ở Việt Nam.

Thủ tướng cũng đề cập các vấn đề khác như giải pháp, cơ hội từ cách mạng 4.0; tăng hiệu quả hội nhập, tận dụng các FTA đã ký kết; cải cách doanh nghiệp nhà nước; thực hiện mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” một cách có hiệu quả nhất; thúc đẩy, hỗ trợ các đô thị động lực và bảo đảm các địa phương vùng núi, vùng xa phát triển; chính sách môi trường, tài nguyên để giúp tăng trưởng vừa nhanh cho thế hệ hôm nay vừa bền vững cho thế hệ sau; vấn đề liên kết vùng, kinh tế vùng - một trọng điểm sẽ được quan tâm chỉ đạo trong năm 2019 và các năm tiếp theo; các giải pháp để “khoan thư sức dân”; mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội…

Báo Công luận
Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. - Ảnh: VGP

Cho rằng đây là những bài toán lớn, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định tiềm năng của nền kinh tế còn rất lớn và xuất hiện thêm không ít cơ hội mới. Nếu có giải pháp thực thi tốt, tận dụng được cơ hội mới, khai thác tốt hơn tiềm năng của nền kinh tế, trong hai năm tới vẫn có thể tiếp tục đà tăng trưởng.

Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản, theo kịch bản 1 (dựa trên giả thuyết điều kiện bình thường của nền kinh tế), GDP tăng trưởng trung bình 6,86%/năm cho giai đoạn 2018 - 2020. Kịch bản 2, con số này là 6,91% và kịch bản 3 là 7,06%. Năm 2019, có thể phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,9 - 7% và lạm phát dưới 4%.

Để đạt được mục tiêu nói trên, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2018 và phải coi đây là hai động lực chính; khu vực tư nhân phải có biện pháp mạnh hơn nữa (so với năm 2018).

Tổ tư vấn kiến nghị ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách, giải pháp tháo gỡ 4 nút thắt căn bản (vướng mắc triển khai dự  án lớn; trở ngại trong bứt phá khu vực tư nhân; khó khăn của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; nút thắt trong khai thông nguồn lực xã hội), coi đây là những trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo điều hành.

Theo tính toán của Tổ tư vấn, vốn đầu tư tư nhân giai đoạn 2019 - 2020 phải đạt khoảng 15% GDP thì mới đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ghi nhận các ý kiến của Tổ tư vấn, Thủ tướng cho rằng, các chuyên gia, thành viên của Tổ đã đưa ra nhiều nhận định, nhiều đánh giá sát với thực tế, trong đó có đề xuất mới, cụ thể, có tính thực tiễn cao.

Đối với giải pháp, Thủ tướng nhất trí cho rằng, cần phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng, xử lý ngay những tồn tại, vướng mắc, tháo các điểm nghẽn cho phát triển. Phải thực sự coi khoa học công nghệ là động lực đột phá.

Báo Công luận
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP

Thủ tướng nhất trí đề xuất liên quan đến triển khai công nghệ 5G, giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đề án. Đề nghị Tổ tư vấn tham mưu thêm về nội dung này, Thủ tướng cũng giao Tổ tư vấn hợp tác với phía Singapore xây dựng một trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình Singapore, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng phối hợp.

Thủ tướng ghi nhận ý kiến cho rằng phải tạo chuyển biến, tháo gỡ trực tiếp, có hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền tốt hơn, khắc phục tư tưởng cuối nhiệm kỳ. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc các ý kiến xác đáng, đưa vào dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp chỉ  đạo, điều hành năm 2019 và Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về giải pháp dài hạn, Thủ tướng hoan nghênh Tổ tư vấn đã chủ động phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu đề tài mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn dành thêm thời gian, tâm trí đối với một số công việc như đóng góp vào dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn xa hơn cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

Cho biết sẽ giao VCCI tổng hợp các vấn đề bất cập, vướng mắc nhất của luật pháp mà doanh nghiệp kiến nghị, Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn cùng các bộ liên quan giúp Thủ tướng đánh giá đề xuất sửa đổi những văn bản này.

Tổ tư vấn cần huy động thêm các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp ý kiến tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình chuẩn bị văn kiện trình Đại hội Đảng XIII.

Thủ tướng cũng mong muốn Tổ tư vấn theo dõi chủ trương, quan điểm chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng làm tốt công tác truyền thống chính sách, những gì không đồng tình có thể trao đổi trực tiếp, Thủ tướng luôn sẵn sàng lắng nghe.

PV

Tin khác

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức
Quy định rõ thẩm quyền, thủ tục cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch

Quy định rõ thẩm quyền, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch

(CLO) Về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch, hoàn thành và báo cáo Phó Thủ tướng trước 25/4/2024.

Tin tức