Thủ tướng: Sự lớn mạnh của các DNNN là ngọn cờ bảo vệ đường lối kinh tế XHCN

Thứ tư, 16/10/2019 18:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng nêu rõ, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Nhà nước là kỳ vọng của Đảng và Nhà nước, không chỉ để giải quyết các thách thức phát triển kinh tế - xã hội mà còn là ngọn cờ bảo vệ đường lối kinh tế trong quá trình chiến lược phát triển của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Sáng 16/10 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sản phẩm từ Hội nghị sẽ là một nghị quyết, nghị định của Chính phủ do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, tạo nền tảng pháp luật cho việc tổ chức thực hiện.

Thủ tướng nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thành phần, bình đẳng trước pháp luật, trong đó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo.

Với vai trò quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước, chúng ta đã có nhiều cách làm, nhiều chủ trương để khắc phục tình trạng trì trệ, thất thoát, kém hiệu quả trong doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, tài sản tăng, hàng tồn kho giảm, doanh thu tăng, nộp ngân sách Nhà nước cao hơn. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước được cải thiện hơn, thể hiện được vai trò chủ đạo, tạo nguồn thu lớn. Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tái cơ cấu thành công, Thủ tướng nêu rõ.

Đề cập đến những tồn tại, Thủ tướng cho rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 9/2019, mới cổ phần hóa được 36 doanh nghiệp (đạt 28% kế hoạch). Phương án sử dụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp, tài sản trí tuệ, giá trị văn hóa lịch sử gặp nhiều khó khăn, có nơi chậm, có nơi thiếu quyết tâm tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa tuân thủ quy định về quản lý giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Công tác đào tạo cán bộ có năng lực còn bất cập, người tài ít vào doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng cho rằng tình trạng trên có nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, tuy nhiên nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhiều bộ, ngành, nhiều địa phương, một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng. Vẫn còn tư tưởng ngại thay đổi, không muốn đổi mới vì lợi ích cá nhân, đặc quyền, đặc lợi, lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực, thậm chí có trường hợp tham nhũng, che giấu sai phạm, cố tình làm chậm.

"Hiện tượng tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước là còn, sân trước sân sau, thậm chí vườn sau là có, phải khắc phục vấn đề này. Phải làm sao doanh nghiệp Nhà nước, cùng hệ thống chính trị, đóng góp quan trọng vào chống tham nhũng mà Đảng ta, Nhà nước ta đang lãnh đạo quyết liệt", Thủ tướng nói.

Thủ tướng nêu rõ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Sự lớn mạnh của các tập đoàn là kỳ vọng của Đảng và Nhà nước, không chỉ để giải quyết các thách thức phát triển kinh tế - xã hội mà còn là ngọn cờ bảo vệ đường lối kinh tế trong quá trình chiến lược phát triển của đất nước.

Trước thách thức của thời đại mới, cạnh tranh khốc liệt, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, sự biến động nhanh của thị trường trong nước, quốc tế…, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cần đổi mới, cải cách kịp thời hơn để bảo đảm vai trò tiên phong và chủ lực của mình.

Thủ tướng yêu cầu, các doanh nghiệp Nhà nước cần nâng cao năng lực quản trị, cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn. Bộ máy điều hành, hệ thống quản trị phải được kiện toàn, nâng cấp thông qua áp dụng các chuẩn mực quản trị hiện đại. Phải bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện các quy trình, nâng cao tính tự chủ và kỷ luật để tăng năng lực cạnh tranh của tập đoàn, tổng công ty.

Bên cạnh đó, phải đi đầu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ; mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Cần đào tạo nguồn nhân lực bài bản, chất lượng cao, đi tiên phong trong đầu tư nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo công nghệ, từ đó xây dựng một thế hệ sinh thái các doanh nghiệp vừa và nhỏ xung quanh mình, các nhà cung ứng phân tầng, hình thành chuỗi giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Các doanh nghiệp Nhà nước cần chủ động hơn nữa trong hội nhập, vươn ra cạnh tranh quốc tế, vai trò chủ đạo của các tập đoàn là lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để vươn mình hội nhập kết nối với chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng nhất trí ủng hộ quan điểm trao quyền tự chủ cho lãnh đạo doanh nghiệp điều hành, không để cái gì cũng chạy đi xin, nhưng cũng cần có cơ chế để kiểm soát quyền lực.

Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, Thủ tướng nêu rõ, cần rà lại hệ thống luật pháp, đề xuất hoàn thiện, tạo quyền chủ động lớn hơn, trách nhiệm rõ ràng hơn cho tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, kể cả chế độ lương, thưởng gắn với kết quả kinh doanh, kể cả khung mức độ rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tạo tâm lý an tâm và thúc đẩy tìm kiếm hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng giao các Bộ, các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết,  hướng dẫn thi hành các Nghị định nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các nội dung cần thiết.

PV

Tin khác

Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

Tỉnh Hà Nam và Nam Ninh (Trung Quốc) xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực

(CLO) Bí thư Thành ủy Nam Ninh mong muốn thời gian tới, thành phố Nam Ninh và tỉnh Hà Nam xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, logistics; giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch

Tin tức
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

(CLO) Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, về kết quả thực hiện các tiêu chí thành lập quận, đến nay, huyện đã đạt 27/31 tiêu chí.

Tin tức