Thúc đẩy tài chính toàn diện để giám bớt thiệt thòi cho các nhóm yếu thế trong xã hội

Thứ ba, 23/05/2023 20:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tạo môi trường chính sách thuận lợi, thúc đẩy tài chính toàn diện, để nhóm người yếu thế sử dụng dịch vụ tài chính thuận lợi nhất là một cách giảm thiểu sự đảo ngược tiến trình phát triển.

Trên đây là ý kiến các diễn giả tại tọa đàm “Tăng cường tài chính số - Thúc đẩy tài chính toàn diện cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam” tổ chức ngày 23/5 tại Hà Nội do Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Châu Á, Mastercard phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức.

thuc day tai chinh toan dien de giam bot thiet thoi cho cac nhom yeu the trong xa hoi hinh 1

Tọa đàm “Tăng cường tài chính số - Thúc đẩy tài chính toàn diện cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”. Ảnh: HN.

Theo TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN), hiện nay, người dân, doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính và không ít người e ngại khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghệ.

"Vì vậy, cần sớm hoàn thiện quy định pháp lý điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ tài chính số và các tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ, tài chính số. Đồng thời nâng cao hiểu biết cho người tiêu dùng tài chính, và tạo lập thị trường cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính số lành mạnh, minh bạch", chuyên gia này nói.

Theo thống kê, gần 70% dân số Việt Nam sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng. Mức độ bao phủ chi nhánh, phòng giao dịch, các các máy rút tiền ATM tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Và phụ nữ hay nhóm người yếu vẫn còn khoảng cách với các dịch vụ tài chính chính thức. Khoảng cách này sẽ được xóa bỏ khi tài chính toàn diện được thúc đẩy với các giải pháp công nghệ của tài chính số.

"Khi một bộ phận người dân bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển chung sẽ là nhân tố dẫn tới bất ổn về xã hội và chính trị. Trong bối cảnh đó, thúc đẩy tài chính toàn diện đã được được đặt ra ở cấp độ toàn cầu như một trụ cột quan trọng để hướng tới mô hình tăng trưởng bao trùm bền vững", TS Nguyễn Thị Hiền nói.

Tài chính toàn diện là mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý.

Đại dịch Covid-19, càng cho thấy tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thuận tiện và hiệu quả qua thiết bị di động, mạng internet, thẻ liên kết với các hệ thống thanh toán số, v.v. mà không cần đến tiền mặt cũng như các điểm giao dịch ngân hàng truyền thống.

Đặc biệt, nhờ tài chính số và đẩy tài chính toàn diện, một lượng lớn người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế và người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn không có tài khoản ngân hàng đã vượt qua được sự e dè tiếp cận được với các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện, giúp nhóm người yếu thế, ông Hoàng Minh Tế - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, từ năm 2017, NHCSXH đã tiến hành triển khai công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, và có những quyết sách để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là phụ nữ từng bước tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trên điện thoại di động.

Với điện thoại di động, người nghèo và các đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhanh chóng và thuận tiện tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. “Qua đó đã góp phần thay đổi thói quen, tư duy của người dân nghèo, những người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ khi còn e ngại tiếp cận sử dụng các ứng dụng công nghệ trong tiến trình chuyển đổi số”, Phó Tổng Giám đốc của NHCSXH cho biết.

Thúc đẩy tài chính toàn diện, vì thế, theo ông  Hoàng Mình Tế, nhóm người yếu thế nhanh chóng, thuận tiện tiếp cận với dịch vụ sản phẩm ngân hàng cũng là để mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng và nhất định không để ai bị bỏ lại phía sau.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Ngân hàng Nhà nước), ông Tô Huy Vũ khẳng định: "Ở Việt Nam, kết quả phát triển tài chính số là một trong những thành công của chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số. Việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính trên các nền tảng số đã giảm bớt các rào cản chính, tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính có chất lượng".

Sự phát triển của tài chính số giúp đẩy mạnh công tác giáo dục tài chính và tăng cường các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính”,TS Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) phát biểu.

Nhưng bên cạnh sự nhanh chóng, thuận lợi thì cũng có thể có những rủi ro. Bên cạnh nhiều kết quả đáng khích lệ đã đạt được nhờ có tài chính số, theo bà Hiền, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra.

Đó là thách thức về quản lý, giám sát, bảo mật, minh bạch thông tin, an toàn hệ thống, chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng như niềm tin, hiểu biết, năng lực của khách hàng vào hệ thống tài chính – ngân hàng. Đó là thách thức về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Đó là rủi ro về tính mới của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp do khách hàng không quen thuộc với các sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp mới nên dễ bị khai thác và lạm dụng.

Rủi ro liên quan đến đại lý do các nhà cung cấp mới cung cấp dịch vụ không phải tuân theo các điều khoản bảo vệ người tiêu dùng áp dụng cho NH và các tổ chức tài chính truyền thống khác.

Bên cạnh đó là rủi ro liên quan đến công nghệ kỹ thuật số có thể gây gián đoạn dịch vụ và mất dữ liệu, vi phạm quyền riêng tư hoặc bảo mật do truyền và lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số…

Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý chưa bắt kịp các sản phẩm và dịch tài chính cũng như sự xuất hiện của các tổ chức cung ứng mới. Việc kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác còn chưa hoàn thiện.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

(CLO) Tính đến hết tháng 4 năm 2024, ngành thuế tỉnh Hưng Yên thu ngân sách nội địa ước đạt trên 11,9 nghìn tỷ đồng, đạt 41,13% dự toán giao cả năm.

Tài chính - Bảo hiểm
Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

(CLO) Viettel Telecom vừa được trao giải thưởng Real IT Award 2024 tại Vương Quốc Anh cho 2 sản phẩm là CCAI và RAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp "ngồi trên đống lửa"

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm