Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh tim, phổi và nhiều bệnh khác

Thứ tư, 24/05/2023 06:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ nếu không có biện pháp hạn chế và cấm thuốc lá điện tử.

Ngày 23/5, tại cuộc họp của Ban Tuyên giáo Trung ương, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã có phát biểu về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Theo đó, thuốc lá điện tử có chứa nicotine- một chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim, phổi cùng nhiều bệnh khác.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, trong 10 năm qua, kể từ khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được ban hành, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

thuoc la la nguyen nhan gay nen benh tim phoi va nhieu benh khac hinh 1

Thuốc lá gây hại cho sức khỏe (ảnh TL).

Việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ sử dụng thuốc ở nam giới trưởng thành giảm từ 47,4% năm 2010 xuống 42,3% năm 2020.

Ở lứa tuổi 13-15 tuổi, tỷ lệ hút thuốc lá cũng giảm rõ rệt từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin những năm gần đây, xuất hiện nhiều sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được thiết kế đa đạng với nhiều kiểu dáng và nhiều hương vị rất hấp dẫn với giới trẻ.

Trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường giảm thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ.

Theo Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh độ tuổi 13 -15 là 3,5%.

Thuốc lá điện tử có chứa nicotine là một chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim, phổi cùng nhiều bệnh khác. Ngoài nicotine thuốc lá điện tử còn chứa các hóa chất khác và khoảng 20.000 loại hương liệu, trong đó có nhiều loại chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại với sức khỏe.

Ngoài các tác hại giống như thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng còn nguy cơ làm phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.

Trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử

Dẫn thông tin của Tổ chức Y tế thế giới về việc không có sản phẩm thuốc lá nào là an toàn cho sức khỏe, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói: Thuốc lá điện tử không phải là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu thông thường và cũng không phải sản phẩm ít hại, ít nguy cơ đối với sức khoẻ.

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá (COP 8), WHO đã khuyến cáo việc cho phép các sản phẩm mới sẽ làm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này, dẫn tới nghiện nicotine và sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở giới trẻ.

Các bên tham gia cần cân nhắc ưu tiên áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm ở cấp độ cao nhất là ban hành quy định cấm.

Nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới này, bao gồm cả việc thí điểm thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại.

Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ.

Cùng đó Thứ trưởng nhấn mạnh: Chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn, tốn kém nhân lực và tài chính hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá cũng như các hệ lụy về xã hội, kinh tế, môi trường, đặc biệt là các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của thế hệ trẻ.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, để kêu gọi các quốc gia chung tay và đẩy mạnh hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 31/5 là Ngày Thế giới không thuốc lá.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe