Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Hai bên cam kết hợp tác giải quyết xung đột Nga - Ukraine

Thứ bảy, 02/04/2022 07:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vào thứ Sáu (1/4), trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa EU và Trung Quốc sau gần hai năm và diễn ra theo hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo hai bên đã đồng ý về việc hợp tác giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, một mục tiêu trong cuộc họp đã không được cam kết là việc Liên minh châu Âu (EU) muốn Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Nga dừng chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

thuong dinh eu trung quoc hai ben cam ket hop tac giai quyet xung dot nga  ukraine hinh 1

Quang cảnh đầu cầu bên phía EU trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với Trung Quốc. Ảnh: AP

thuong dinh eu trung quoc hai ben cam ket hop tac giai quyet xung dot nga  ukraine hinh 2

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc. Ảnh: AP

thuong dinh eu trung quoc hai ben cam ket hop tac giai quyet xung dot nga  ukraine hinh 3

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen trên màn hình trực tuyến. Ảnh: AP

thuong dinh eu trung quoc hai ben cam ket hop tac giai quyet xung dot nga  ukraine hinh 4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen. Ảnh: AP

thuong dinh eu trung quoc hai ben cam ket hop tac giai quyet xung dot nga  ukraine hinh 5

Một bức ảnh khác về Thủ tướng Lý Khắc Cường trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. Ảnh: CCTV

Tại cuộc họp báo ở Brussels sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa 2 bên, bà Von der Leyen nói rằng: “Chúng tôi đã trao đổi những quan điểm đối lập rất rõ ràng... Đây không phải là chuyện của châu Âu. Đây là chuyện toàn cầu”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc về cuộc họp, đã nói “Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của EU để giải quyết vấn đề Ukraine về mặt chính trị", đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ làm việc với châu Âu để “cùng nhau ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn hơn”.

“Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Ukraine nằm ở những xung đột an ninh khu vực đã tích tụ ở châu Âu trong một thời gian dài. Giải pháp cơ bản là đáp ứng các mối quan tâm an ninh chính đáng của tất cả các bên liên quan", ông Tập nói thêm.

Về các vấn đề khác, hai bên nhất trí tái khởi động đối thoại nhân quyền đã bị hủy bỏ sau lệnh trừng phạt song phương vào năm ngoái. Von der Leyen cũng nhấn mạnh các lĩnh vực hợp tác khác, bao gồm an ninh khí hậu, lương thực và năng lượng, và sức khỏe toàn cầu. Bà nói rằng EU đã sẵn sàng cung cấp hỗ trợ vắc xin cho Trung Quốc để ngăn chặn đợt bùng phát đại dịch Covid-19.

Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 23 được chia thành hai phiên trực tuyến. Phiên thứ nhất là khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường họp bàn trong hai giờ với Von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell.

Phiên họp này được bàn về các vấn đề như bất bình thương mại, hợp tác biến đổi khí hậu và các mối quan ngại về nhân quyền, một quan chức EU tham dự cuộc đàm phán cho biết.

Vào buổi chiều, ba quan chức EU đã nói chuyện với ông Tập trong một giờ, chủ yếu nói về tình hình Ukraine. Trong phiên họp này, EU được cho rằng đã đề nghị ông Tập nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vì hai nhà lãnh đạo đã không có liên lạc trực tiếp kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc, ông Tập gọi Ukraine là một trong ba cuộc khủng hoảng lớn “nối tiếp nhau”, cùng với đại dịch Covid-19 và sự phục hồi kinh tế toàn cầu, mà ông mô tả là “lâu dài và cực hình”. Ông nói thêm rằng cả hai bên nên “đóng một vai trò mang tính xây dựng và cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về tình hình trên thế giới”.

Phát biểu với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh, ông Michel đã né tránh câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có cam kết không cung cấp hỗ trợ quân sự, kinh tế hay không - vốn được coi là “lằn ranh đỏ” trước sự kiện này.

Thay vào đó, ông Michel cho biết EU và Trung Quốc “có chung mục tiêu, chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi muốn thịnh vượng, chúng tôi muốn an ninh. Hội nghị thượng đỉnh hôm nay không phải là kinh doanh như thường lệ, bởi vì đây là hội nghị thượng đỉnh thời chiến”.

Hoàng Anh (theo AP, SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h