Thương hiệu quốc gia Việt Nam định giá 431 tỷ USD, tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng sau 3 năm

Thứ ba, 27/09/2022 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Alex Haigh - Giám đốc Điều hành của Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn 2019 – 2022.

Chia sẻ tại sự kiện Brand Finance Vietnam Forum 2022 mới đây, ông Alex Haigh - Giám đốc Điều hành của Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn 2019 – 2022.

thuong hieu quoc gia viet nam dinh gia 431 ty usd tang 10 bac trong bang xep hang sau 3 nam hinh 1

Thương hiệu quốc gia Việt Nam định giá 431 tỷ USD, tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng sau 3 năm.

Cụ thể, thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 được định giá 431 tỷ USD, xếp hạng thứ 32 trên thế giới. Như vậy, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng 184 tỷ USD và cải thiện 10 bậc trong bảng xếp hạng 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới sau 3 năm.

Các vị trí thương hiệu quốc gia tăng trưởng nhanh tiếp theo có thể kể đến là Pakistan, Uzbekistan, Israel. 

Theo Brand Finance đánh giá, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có được là nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công và các khoản đầu tư vào vốn con người đã đưa đất nước trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực sản xuất.

Trong 2022 so với 2021, tổng giá trị thương hiệu của tất cả thương hiệu trong top 50 của Việt Nam đã tăng 36%. Đây là con số tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh tăng trưởng chung về giá trị thương hiệu ở một số quốc gia láng giềng vẫn duy trì ở khoảng 20%. Cụ thể, con số tăng trưởng của Singapore và Indonesia đều là 22%, Ấn Độ là 16%, Malaysia là 10%, Thái Lan là 4%...

Tổng kết các thương hiệu các ngành khác nhau, ở Việt Nam, viễn thông là ngành đóng góp giá trị thương hiệu nhiều nhất. Trong khi đó, tại Singapore - ngành đóng góp cao nhất là ngân hàng, ở Malaysia là ngành dầu khí.

Khánh Ly

Bình Luận

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp