Thương mại điện tử: Bước đi mới cho ngành bán lẻ

Thứ năm, 03/10/2019 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) đãng có những tác động to lớn đến đời sống xã hội. CMCN 4.0 đã mang lại những lợi thế cũng như khó khăn của ngành bán lẻ. Việc mua sắm trực tuyến đang là xu hướng ngày càng tăng trong ngành bán lẻ.

Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa”. Ảnh: Minh Đạt

Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa”. Ảnh: Minh Đạt

Sáng 3/10, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa”

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí.

Hội thảo tập trung vào hai chủ đề chính: “Tác động của CMCN 4.0 & thị trường phân phối” và “Tối ưu hóa kênh phân phối – Chiến lược cạnh tranh cho Doanh nghiệp”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI)  Võ Trí Thành cho biết, cuộc CMCN4.0 đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó ngành bán lẻ Việt Nam.

Xu hướng thương mại điện tử tiếp tục có một vai trò ngày càng tăng trong ngành bán lẻ.“Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp phân tích những thuận lợi, khó khăn, qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này”, TS Võ Trí Thành nói.

Tại Hội thảo sẽ đưa ra những phân tích về thực trạng hệ thống kênh phân phối trên thị trường hiện nay, khuynh hướng bán lẻ toàn cầu từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm tối ưu hóa chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quan tâm tới hệ thống phân phối – bán lẻ chính là đã góp phần giải quyết đầu ra của sản xuất và của tiêu dùng xã hội.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, các thành phần kinh tế đều có mặt trong hệ thống phân phối nội địa. Sự cạnh tranh trong giai đoạn này ngày càng mạnh mẽ và còn tiếp tục diễn ra và dẫn đến những xu thế phát triển chính của hệ thống phân phối - bán lẻ Việt Nam.

Trong sự bùng nổ của thương mại điện tử, hiện nay đang có 4 xu hướng bán lẻ hình thành từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ nhất, xu hướng tích tụ dưới hình thức mua bán sáp nhập liên doanh, liên kết hình thành những tập đoàn bán lẻ mạnh như: Central Groups và TTC của Thái Lan đối với Metro, Big C, Nguyễn Kim; Vingroup đối với Fivimart và Shop & Go, Saigon Coop với Auchan…

Thứ hai, xu hướng tạo trải nghiệm đa dạng, phong phú cho khách hàng hình thành những trung tâm mua sắm, giải trí… sử dụng nền tảng công nghệ kỹ thuật số và thiết bị di động của người sử dụng để phục vụ.

Thứ ba, xu hướng xây dựng các trung tâm thu mua hàng hóa nông sản thực phẩm ở các vùng miền được các tập đoàn bán lẻ nhắm tới vừa quản lý được chất lượng đầu vào, vừa giảm chi phí vận chuyển tạo đầu ra với giá cả cạnh tranh…

Thứ tư, xu hướng bán hàng đa kênh do 70% dân số Việt Nam sử dụng các thiết bị di động, với sự phát triển như vũ bão của cộng nghệ số và trí tuệ nhân tạo Al, Bi Data… việc bán hàng qua mạng trở nên dễ dàng, phổ biến với các đơn vị bán lẻ và người tiêu dùng.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, ở Việt Nam hệ thống phân phối và ngành bán lẻ nội địa đã đóng góp khoảng 15% GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu người, với một thị trường rộng lớn, gần 100 triệu dân, tổng mức tiêu dùng đạt khoảng 70%/năm.

Muốn phát triển bền vững trong hệ thống phân phối cần phải có quy hoạch phát triển mạng lưới, điều kiện hạ tầng; Tổ chức những vùng sản xuất hàng hóa, nhất là sản xuất nông sản thực phẩm để cung ứng một cách đều đặn, có chất lượng và hiệu quả cho hệ thống phân phối cả nước…

Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp phân tích nhưng thuận lợi, khó khăn, qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị & giải pháp để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này.

Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình qua các cửa hàng hiện hữu, đa kênh và trực tuyến. Xu hướng thương mại điện tử tiếp tục có một vai trò ngày càng tăng trong ngành bán lẻ.

  Minh Đạt

Tin khác

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản