iPad thế hệ 10 của Apple: Giá rẻ nhưng thiếu hỗ trợ AI
(CLO) Đánh giá iPad thế hệ 10 của Apple, với giá rẻ và thiết kế hấp dẫn nhưng thiếu hỗ trợ Apple Intelligence, yếu tố quan trọng mà người dùng nên cân nhắc khi chọn mua thiết bị này.
Theo dõi báo trên:
Các quốc gia BRICS, được đặt theo tên của các thành viên ban đầu là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa), đã nổi lên như khu vực kinh tế phát triển nhanh trong thế kỷ 21. Họ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng tiền hiện chiếm gần 80% thương mại toàn cầu.
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng hệ thống tài chính do đồng USD chi phối mang lại nhiều lợi thế kinh tế cho Mỹ, như chi phí vay thấp, khả năng duy trì thâm hụt tài chính lớn và sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Đồng USD cũng là tiền tệ chính dùng để định giá các mặt hàng như dầu và vàng, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến.
Mỹ cũng tận dụng sự thống trị của đồng USD làm công cụ để tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế, cấm vận đối với các quốc gia khác; nhằm kiểm soát tiếp cận thương mại và tài chính của họ. Các nước BRICS, bao gồm cả những quốc gia mới gia nhập như Iran, Ai Cập, Ethiopia và UAE, cáo buộc Washington "vũ khí hóa" đồng USD để thúc đẩy lợi ích của Mỹ.
Các cuộc thảo luận về một loại tiền tệ chung mới đã thu hút sự chú ý sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt hàng chục nghìn lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc xung đột với Ukraine vào năm 2022. Việc tạo ra đồng tiền chung làm công cụ thanh toán quốc tế thay cho đồng USD này cũng diễn ra trong bối cảnh các quốc gia BRICS khác lo ngại rằng họ cũng có thể trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt nếu có bất đồng quan điểm với phương Tây.
Ý tưởng về một loại tiền tệ chung của BRICS lần đầu tiên được nêu ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009, khi khủng hoảng bất động sản ở Mỹ gần như làm sụp đổ hệ thống ngân hàng thế giới.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm ngoái ở Nam Phi, các quốc gia trong khối đã đồng ý nghiên cứu khả năng tạo ra một đồng tiền chung để giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào đồng USD, mặc dù các lãnh đạo của BRICS nhận định rằng quá trình này có thể kéo dài nhiều năm.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan vào tháng 10 vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một hệ thống thanh toán quốc tế dựa trên blockchain nhằm tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Các lãnh đạo BRICS chỉ đồng ý thúc đẩy thương mại trong khối bằng cách sử dụng các loại tiền tệ quốc gia trong khối để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Ông Putin và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất một đồng tiền chung, trong khi Trung Quốc chưa có quan điểm rõ ràng, mặc dù họ ủng hộ các sáng kiến giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Ấn Độ thì tỏ ra thận trọng hơn về đề xuất này.
Việc tạo ra một đồng tiền chung sẽ là thử thách lớn đối với các quốc gia BRICS, do sự khác biệt trong hệ thống chính trị và kinh tế của các thành viên. Các quốc gia này đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau, với mức tăng trưởng không đồng đều.
Chẳng hạn, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất của BRICS, chiếm khoảng 70% tổng GDP của khối. Sự thống trị của Trung Quốc trong BRICS có thể gây mất cân bằng và khiến Ấn Độ khó đồng thuận với các điều kiện của một đồng tiền chung mà không làm giảm lợi ích quốc gia của mình. Thêm vào đó, các thành viên BRICS khác có thể phản đối việc áp dụng một loại tiền tệ chung do khác biệt về lợi ích kinh tế.
Khả năng cao là BRICS sẽ phát triển một loại tiền tệ chỉ dành cho giao dịch thương mại, được định giá dựa trên một rổ tiền tệ hoặc hàng hóa như vàng và dầu. Một giải pháp thay thế có thể là phát triển một loại tiền kỹ thuật số.
Tiền tệ BRICS có thể hoạt động theo cách tương tự như Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). SDR là một tài sản tài chính quốc tế, được định giá theo tỷ giá hối đoái hàng ngày của đô la, euro, nhân dân tệ, yên và bảng Anh.
Ông Trump đã tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social rằng khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 tới, ông sẽ yêu cầu các quốc gia BRICS cam kết không phát triển một loại tiền tệ mới để thay thế đồng USD. Tuy nhiên, lời đe dọa này có thể là quá vội vàng, bởi vì kế hoạch tạo ra tiền tệ BRICS vẫn chưa tiến triển đáng kể, dù các nhà lãnh đạo BRICS đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ.
Vào ngày 2/12, Nam Phi khẳng định không có kế hoạch tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới. Theo người phát ngôn của Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Nam Phi Chrispin Phiri, các cuộc thảo luận hiện nay chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy thương mại trong khối bằng cách sử dụng các loại tiền tệ quốc gia.
Lời đe dọa của ông Trump có thể làm căng thẳng quan hệ với các nền kinh tế phát triển nhanh của BRICS, vốn là những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Điều này cũng có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa và gây ra nguy cơ làm gia tăng lạm phát toàn cầu, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, quyết định của ông Trump tập trung vào việc duy trì đồng USD cũng đánh dấu một sự thay đổi so với chính sách của ông trong nhiệm kỳ đầu, khi ông ủng hộ việc làm suy yếu đồng USD để thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ. Lời đe dọa này đã góp phần làm đồng USD mạnh lên và khiến vàng cùng các đồng tiền khác như nhân dân tệ, rupee, rúp và rand của các quốc gia BRICS suy yếu.
Phát ngôn viên của Chính phủ Nga, Dmitry Peskov, cho biết ngày càng có nhiều nước chuyển sang sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại quốc tế, phản ánh xu hướng giảm sự phụ thuộc vào đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ.
Hoài Phương (theo DW)
(CLO) Đánh giá iPad thế hệ 10 của Apple, với giá rẻ và thiết kế hấp dẫn nhưng thiếu hỗ trợ Apple Intelligence, yếu tố quan trọng mà người dùng nên cân nhắc khi chọn mua thiết bị này.
(CLO) Các nhà điều tra vừa phát hiện lông và máu chim trong cả hai động cơ của chiếc máy bay Jeju Air gặp nạn tại Hàn Quốc vào tháng trước, khiến 179 người thiệt mạng, theo nguồn tin thân cận với cuộc điều tra tiết lộ hôm thứ Sáu.
(CLO) Trung Quốc vừa thông báo Phó Chủ tịch nước Hàn Chính sẽ đại diện nước này tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Washington vào thứ Hai tới.
(CLO) Chỉ còn ba ngày nữa là đến hạn TikTok có thể bị cấm tại Mỹ, nhưng nhiều người dùng đã bắt đầu nói lời chia tay và tìm kiếm các nền tảng thay thế.
(CLO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Gaza cần ít nhất 10 tỷ đô la để tái thiết hệ thống y tế bị tàn phá trong vòng 5 đến 7 năm tới, theo đánh giá ban đầu được công bố vào thứ Năm.
(CLO) Thủ tướng Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, đã yêu cầu Israel "ngay lập tức rút quân" khỏi khu vực đệm do Liên Hợp Quốc thiết lập giữa Israel và Syria.
(CLO) Giới chức Los Angeles thông báo hầu hết người dân phải sơ tán do cháy rừng sẽ không thể trở về nhà ít nhất trong một tuần tới.
(CLO) Sáng 17/1, Uỷ ban ATGT Quốc gia phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025, với chủ đề "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".
(CLO) Chỉ còn hai tháng nữa là bước sang tuổi 120, cụ bà Deolira Gliceria Pedro da Silva ở bang Rio de Janeiro, Brazil, đang nỗ lực để được Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới.
(CLO) Trong năm 2024, có 198.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cao nhất trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp mở mới cũng đạt 233.400 doanh nghiệp, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
(CLO) Cầu thủ người Brazil có pha bỏ lỡ không tưởng trong trận đấu với Southampton thuộc vòng 21 Premier League trên sân Old Trafford.
(CLO) Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, tổng tài sản của Mark Zuckerberg đã tăng thêm 10 tỷ USD tính từ đầu năm đến nay, đạt con số 218 tỷ USD.
(CLO) Một số đơn vị y tế như Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế vừa đăng tải thông báo mời thầu cho các gói thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế sử dụng cho năm 2025.
(CLO) Điểm nhấn trong danh sách 10 ô tô bán ít nhất thị trường năm 2024 là hiện tượng nhiều mẫu xe sụt giảm doanh số không phanh, bên cạnh sự xuất hiện lần đầu tiên của Toyota Innova.
(CLO) Các luật sư của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã thất bại trong nỗ lực tại tòa nhằm bảo đảm ông được thả tự do vào thứ Năm. Trong khi đó, ông Yoon vẫn tiếp tục từ chối thẩm vấn tại nơi bị giam giữ.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định kế hoạch công tác thanh tra năm 2025, bao gồm cả thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp trên địa bàn.
(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ đa chiều của báo chí, rất nhiều điều thú vị về lễ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ được hé lộ.
(CLO) Tổng thống vừa bị bắt Yoon Suk Yeol đã trở thành cái tên mới nhất trong danh sách dài các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gặp biến cố lớn trong sự nghiệp chính trị của mình.
(NB&CL) Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken ngày 14/1/2025 cho biết, Israel và Hamas đang cận kề đồng ý một thỏa thuận tạm dừng giao tranh ở Gaza và thả các con tin bị giam giữ ở đó để đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel. Thông tin này đang thắp lên hy vọng về một viễn cảnh hoà bình vốn dĩ xưa nay vẫn rất mong manh cho dải đất này.
(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.