(CLO) Chương trình tọa đàm, giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm ôn lại những ký ức hào hùng, thời kỳ lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang của Thủ đô Hà Nội; thông qua những câu chuyện chân thực, sinh động của các nhân chứng lịch sử, tọa đàm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ngày 25/9, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức tọa đàm, giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai”, nhằm ôn lại những ký ức hào hùng, thời kỳ lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang của Thủ đô Hà Nội.
Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần
Chia sẻ tại chương trình, ông Phạm Thanh Học, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: Ngày 10/10/1954 là sự kiện đặc biệt của Thủ đô và cả nước, được cả thế giới ngưỡng mộ.
Sự kiện Giải phóng Thủ đô để lại rất nhiều bài học. Trước hết sự kiện tiếp quản Thủ đô là cả quá trình, tiêu biểu cho vai trò đi đầu của Thủ đô với cả nước. Thứ hai là điểm kết thúc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của cả đất nước, dân tộc. Để tiến tới sự kiện tiếp quản Thủ đô, chúng ta đã trải qua cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm.
Trước kẻ thù mạnh về lực lượng và vũ khí hiện đại, quân ta lực lượng ít, trang thiết bị thiếu thốn, Đảng ta đã quyết định rút lui về mặt chiến lược khỏi Thủ đô để củng cố lực lượng và chờ thời cơ với tinh thần “nhất định thắng lợi” và niềm tin “sẽ có ngày chiến thắng trở về”.
“Cá nhân tôi cho rằng đây là bài học rất to lớn của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đất nước. Với tinh thần khát vọng giữ nước, tinh thần đánh giặc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đánh giặc trên tất cả các mặt trận… đã làm nên sức mạnh tổng hợp và một chiến thắng vĩ đại, vinh quang được thế giới ngưỡng mộ”, ông Phạm Thanh Học chia sẻ.
Tại tọa đàm, bà Dương Thị Vịn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong thành phố Hà Nội đã kể lại không khí sục sôi hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên Hà Nội.
Cách đây 60 năm, Mỹ thất bại nặng nề, điên cuồng phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Cả nước có chiến tranh, chống Mỹ cứu nước trở thành khát vọng của mỗi đoàn viên, thanh niên lúc bấy giờ.
Nhiều lá đơn được gửi đến các cấp bộ Đoàn xin lên đường chiến đấu, trong đó nhiều lá đơn được viết bằng bằng máu.
Thấu hiểu tâm tư của thanh niên, ngày 9/8/1964 Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng”: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần.
Đáp lại, thanh niên sục sôi khí thế xuống đường hô vang khẩu hiệu “Ba sẵn sàng”. Khi Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào "Ba sẵn sàng" năm 1964, tôi mới 21 tuổi.
Khi đó, tôi là Bí thư Chi đoàn khối 49 (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng đảng viên trẻ đã cùng nhiều đoàn viên, thanh niên ở các chi đoàn tập hành quân, quyết tâm vì miền Nam ruột thịt.
Ngày tôi nhận được giấy lên đường đi thanh niên xung phong cũng là lúc nhận được giấy báo đi học đại học ở nước ngoài. Lúc đó, tôi cũng đắn đo, trăn trở nhưng nghĩ mình còn trẻ còn nhiều cơ hội phấn đấu. Bây giờ Tổ quốc đang cần phải làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước. Tôi cũng được bố động viên lên vui vẻ lên đường tham gia thanh niên xung phong.
Nhà báo Phùng Huy Thịnh (SN 1953, quê gốc ở Gia Lâm, Hà Nội) xuất thân từ một chàng sinh viên khoa Văn của Đại học Tổng hợp. Tại tọa đàm, nhà báo Phùng Huy Thịnh chia sẻ: “Khi được xem triển lãm ảnh về không khí "Ba sẵn sàng" của những năm 1960 - 1970 khiến chúng tôi như được sống lại những ngày tháng lịch sử đầy tự hào. Ngày 6/9/1971, gần 4.000 thầy trò của các trường cao đẳng, đại học ở miền Bắc xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ. Lúc ấy tôi đang là sinh viên năm thứ hai, Đại học Tổng hợp, đã khoác trên mình màu áo lính và chiến đấu trong Đại đội Trinh sát pháo binh thuộc Sư đoàn 325 để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị”.
“Những trận đánh đầu ở chiến trường Quảng Trị rất khốc liệt. Thế nhưng, vì phong trào ba sẵn sàng ngấm vào máu, hàng vạn sinh viên vô cùng hăng hái. Chiến tranh đã tôi luyện dân tộc ta qua các cuộc kháng chiến trường kỳ thành một dân tộc kỳ lạ.
Chúng tôi những thanh niên sinh viên Hà Nội đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng, đã sống hết mình”, ông Thịnh xúc động chia sẻ.
Tháng 5/1974, ông trở thành một trong những phóng viên mặt trận đầu tiên tại Sư đoàn, bắt đầu sự nghiệp cầm bút giữa lửa đạn chiến trường.
Nhà báo Phùng Huy Thịnh nhớ lại hồi ức những chuyến tác nghiệp đầy hiểm nguy, gian khó khi gặp phục khích, “thám báo”. Hàng trăm chuyến tác nghiệp, có những chuyến ông phải đi vào sâu trong rừng Lào suốt nhiều ngày, có những chuyến tác nghiệp phải bám cả chiến dịch kéo dài vài ba tháng.
Mùa xuân 1975, nhà báo Huy Thịnh theo các đơn vị thuộc Quân đoàn 2 trong chiến dịch giải phóng Huế, Ðà Nẵng; theo Lữ đoàn tăng 203 đánh tiên phong suốt từ Ðà Nẵng đến Phan Rang.
Sau đó, ông ngồi trên xe của Thượng tá Lê Khả Phiêu tiến vào giải phóng Sài Gòn. Suốt dọc đường chiến dịch, người phóng viên, chiến sĩ trẻ đã viết rất nhiều bài báo về cuộc sống trận mạc, tường thuật các trận đánh... để ngay sau đó, cùng các đồng nghiệp ở báo Chiến sĩ giải phóng làm số đặc biệt 30/4 và 1/5 in hàng vạn bản phát đến tận tay bộ đội và Nhân dân.
PGS.TS Phạm Quang Long - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xúc động kể, nhà ông có 3 bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (bà nội có hai con liệt sĩ, em dâu bà có chồng và con liệt sĩ; mẹ ông có chồng và con trai là liệt sĩ).
“Tôi bắt đầu ý thức về chiến tranh khốc liệt từ năm 1966, lúc đó tôi học lớp 7, máy bay Mỹ ném bom tại trường cấp 2 Thụy Dân, 30 bạn học cùng khóa với tôi mất, trong đó có 12 bạn nữ và cô giáo tôi lúc mất còn ôm một bạn học sinh nữ trong lòng. Năm 1970, tôi nhận thấy chiến tranh thực sự khốc liệt khi nhận được tin báo tử của anh trai tôi” - PGS.TS Phạm Quang Long xúc động chia sẻ.
Tự hào khi là người Hà Nội, khi đang sống, cống hiến cho Thủ đô và đất nước
Tại toạ đàm “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai”, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phạm Thanh Học cho rằng, thế hệ trẻ hôm nay phải biết tự hào khi là người Hà Nội, khi đang sống, cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Điểm lại thành tựu của Thủ đô trong lịch sử, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phạm Thanh Học nhấn mạnh: Thủ đô Hà Nội trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; bị tổn thương mất mát rất nhiều nhưng Thủ đô đã vươn lên, vượt qua đau thương mất mát để luôn luôn xứng đáng với vị trí, vai trò trái tim của cả nước, trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, kinh tế…
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Thủ đô xứng đáng với vai trò trái tim, là hậu phương lớn cho miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội đựợc gọi là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người…
Ngày nay, Hà Nội đang phát triển lớn mạnh; chưa khi nào thành phố có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ.
Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học khẳng định, trong 70 năm qua Hà Nội đã làm được nhiều việc kỳ vĩ. Trước những tình thế khó khăn phức tạp Hà Nội vẫn mạnh mẽ vượt qua.
Gần đây nhất, bão Yagi gây ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội. Những hình ảnh từ các đồng chí lãnh đạo cao nhất, tới các đoàn viên thanh niên trong phòng chống bão là tấm gương sống, tiếp bước tinh thần Ba sẵn sàng năm xưa.
“Những truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, đặc biệt là trong 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô cần phải được thế hệ trẻ ngày nay hiểu, ghi nhớ, tự hào, giữ gìn và phát huy. Thanh niên Thủ đô phải biết tự hào vì mình là người Hà Nội, mình đang sống ở Hà Nội và xây dựng Thủ đô. Cá nhân tôi có lòng tin chúng ta sẽ xây dựng được Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh và đáng sống vì đây là trái tim của cả nước”, ông Phạm Thanh Học bày tỏ.
Nhìn lại một chặng đường lịch sử 70 năm qua, kể từ ngày Thủ đô giải phóng, Hà Nội hôm nay đã mang một diện mạo năng động, tươi mới, hiện đại. PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội kể, cách đây gần 20 năm trong một hội thảo về Hà Nội, tôi có viết một bài báo “Hà Nội dưới góc nhìn của một nhà quê”. Tôi là người quê và có hơn 8 năm sống, công tác tại Hà Nội. Bài viết có một cái nhìn đối sánh của người nhà quê về người Hà Nội gốc với rất nhiều điều hay.
“Chiều ngày tất niên năm 1945 không ít nhà cúng gia tiên rồi mang cỗ ra ngoài cửa để mời mọi người đi qua đường cùng chia vui, hưởng niềm vui Tết độc lập đầu tiên. Tôi nghĩ rằng đó là truyền thống, là lịch sử. Chủ đề của tọa đàm “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” rất hay. Nếu không biết mình là ai, không biết quá khứ là gì thì chắc chắn bước đi đến tương lai sẽ chệch choạc”, ông Long nói.
Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều tin tức, có đúng có sai. Ông Long cho rằng, các bạn trẻ không được mơ hồ về nhận thức. Từ những chuyện nhỏ nhất mà không xác định được ranh giới giữa đúng sai thì hành động dễ sai lệch.
“Tôi vô cùng tin các bạn trẻ. Tuổi trẻ dũng cảm, dám nghĩ, dám làm. Đâu cần thanh niên có, đâu khó thanh niên đi đầu. Các bạn có bản lĩnh, khát vọng và quyết tâm nhưng để có được bản lĩnh sống với đời cần có sự nhận thức sâu sắc qua năm tháng, sự dũng cảm vượt qua những hấp dẫn, tưởng dễ dàng để sống đúng.
Các bạn hiện nay sống khác chúng tôi, có ưu thế hơn, tương lai sáng ngời hơn nhưng tôi vẫn mong các bạn rèn luyện nhiều hơn, bản lĩnh hơn và ý thức công dân tốt hơn”, ông Long nhắn nhủ.
PGS.TS Phạm Quang Long đúc kết, truyền thống là một phần tất yếu của cuộc sống, là hành vi, giá trị lặp đi lặp lại trở thành nét nổi bật. Truyền thống cũng có những lúc không phù hợp nữa nhưng lựa chọn cái gì gần với đời sống, có tính nhân văn thì không thể sai được. “Nhìn lại quá trình phát triển, tôi vẫn mong Hà Nội phát triển hơn nữa. Nhưng tôi tin, bền chí sẽ đi đến đích”, ông Long nhấn mạnh.
(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.
(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.
(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.
(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).
(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.
(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.
(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.
(CLO) Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, ngày 4/10 theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Geoffroy Roux De Bezieux, Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp, Chủ tịch Liên minh các nhà tuyển dụng Pháp ngữ, Chủ tịch sáng lập Notus Technologies.
(CLO) Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7/10, sáng 4/10 theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tổ chức tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để lắng nghe những ý kiến tâm huyết và tìm hướng giải quyết.
(CLO) Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7/10, sáng 4/10 theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/12/2022
(CLO) Thưởng vượt dự toán thu ngân sách năm 2023 đối với các khoản thu phân cấp cho quận, huyện, thị xã quản lý, điều tiết về ngân sách cấp Thành phố cho ngân sách 4 quận là 74,6 tỷ đồng
(CLO) Chiều 04/10, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, đã diễn ra Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
(CLO) 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội Ninh Bình tiếp tục ổn định và phát triển. Một số chỉ tiêu kinh tế có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 9 tháng năm 2024 đạt 8,45%, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước, đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố Vùng đồng bằng sông Hồng.