Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước

Thứ tư, 04/12/2024 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kết quả thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 tính đến tháng 11/2024, tổng số người đang học theo Đề án là 451 người, trong đó có 274 người được đào tạo trong nước và 177 người đào tạo ở nước ngoài.

Ngày 4/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ đào tạo theo Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, ngày 18/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (Đề án 89).

Đề án đặt ra các mục tiêu cụ thể như: Đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;

tiep tuc dao tao nguon nhan luc chat luong cao o nuoc ngoai bang ngan sach nha nuoc hinh 1

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Hợp tác quốc tế chủ trì thảo luận tại hội nghị (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới; thu hút được ít nhất 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;

Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý;

Đến 2030, phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giảng viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trong đó chú trọng các năng lực của giảng viên về: phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, như: Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước;

Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, nhất là đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ và chuyên gia các ngành kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn…

Đánh giá Đề án 89 và những đề án trước đó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, góp phần triển khai các nhiệm vụ của Nghị quyết 29, Kết luận số 91, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đồng thời cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học, yếu tố quan trọng và cốt lõi nhất chính là đội ngũ giảng viên.

Đồng thời, muốn nâng cao năng lực quản trị giáo dục đại học, cũng cần nâng cao năng lực đội ngũ quản lý.

Sau 5 năm triển khai Đề án 89 với những nỗ lực và kết quả ban đầu, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, cần nhìn lại, cùng thảo luận, tìm giải pháp, thống nhất hướng đi trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn, đảm bảo các mục tiêu đề ra.

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục đại học, nguyên tắc triển khai nhiệm vụ đào tạo của Đề án 89 không phân biệt trường công, trường tư. Tất cả các giảng viên đủ điều kiện đi học theo Đề án và cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu cử đi đào tạo theo Đề án đều được chấp nhận. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn chủ động quyết định đối tượng người học, số lượng người học, ngành học, cơ sở đào tạo, học trong nước hay học ở nước ngoài.

Kết quả thực hiện tính đến tháng 11/2024, tổng số người đang học theo Đề án là 451 người, trong đó có 274 người được đào tạo trong nước và 177 người đào tạo ở nước ngoài.

Đánh giá cao những lợi ích của Đề án 89, GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng, việc phát triển đội ngũ giảng viên ngày càng có năng lực, có trình độ, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là vô cùng quan trọng. Đây cũng là mục tiêu mà Trường Đại học Phenikaa luôn chú trọng để có thêm nguồn lực đào tạo đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Là một trong những nghiên cứu sinh được đi học tại nước ngoài với sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, theo Quyết định 322/2000/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, PGS.TS Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết, đây là cả quá trình nỗ lực và sự ưu ái rất nhiều mà Chính phủ đã dành cho ngành Giáo dục. Nhà trường cũng đã có 16 thầy cô đi học theo Đề án.

“Thời của chúng tôi đã trải qua nhiều khó khăn, đến nay, tôi thấy được Đề án 89 đã được tháo gỡ và thuận lợi rất nhiều. Tôi nghĩ rằng các thầy cô hãy đặt mình ở vị trí những nhà quản lý để chia sẻ và thấu hiểu hơn.

Chúng ta phải cảm thấy mình là những người may mắn và không thể so sánh Đề án với một chương trình học bổng của một trường hay một quốc gia được. Nhìn nhận như vậy, chúng ta sẽ tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện tốt hơn”, PGS.TS Nguyễn Hưng Quang chia sẻ.

Cho rằng việc tăng cường đội ngũ giảng viên bằng liên kết đào tạo với các trường uy tín trên thế giới là một trong những cách để tháo gỡ nút thắt, PGS.TS Nguyễn Hưng Quang cho biết, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đang liên kết với Đại học Hiroshima, Nhật Bản và mong muốn là cơ sở đào tạo cho các nghiên cứu sinh có nhu cầu đến học tập theo chương trình liên kết của Đề án 89.

Đại diện Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc triển khai Đề án 89 đã mang lại những ý nghĩa rất quan trọng, đó là tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên, góp phần gia tăng tỉ lệ nghiên cứu sinh, tỉ lệ tiến sĩ, nâng cao chất lượng giảng viên về số lượng và thực chất; gia tăng tính quốc tế; tạo môi trường thi đua học tập; Tạo nguồn giảng viên có chất lượng phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Tuy nhiên, một số giảng viên hiện nay chưa sắp xếp được kế hoạch học tập, nên chưa chủ động trong việc đăng ký tham gia Đề án 89, cùng với một số giảng viên chủ động tự túc học phí để tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ cả trong và ngoài nước. Điều này làm hạn chế nguồn giảng viên để cử đi học mặc dù đã thực hiện triển khai khảo sát nhu cầu từ trước.

Nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Chính phủ và Bộ GD&ĐT giúp đỡ cho các Trường Đại học tư thục trong việc đào tạo nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ quản lý của trường, ông Lê Văn Mẫn, Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Đại học Thành Đông chia sẻ, chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

 Trường Đại học Thành Đông mới bước đầu thực hiện Đề án 89, nhưng đây là cơ hội tốt để phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển Nhà trường trong những năm tới.

Giai đoạn 2025-2030 dự kiến nhà trường cử đi đào tạo 30 Tiến sĩ, trong đó 7 giảng viên đi đào tạo trong nước, 23 giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài.

Tại hội nghị, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học, Vụ Kế hoạch tài chính, Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT đã giải đáp những vướng mắc, chia sẻ, thông tin để các đại biểu hiểu rõ và thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn yêu cầu cần làm tốt một số công việc trong thời gian tới. Trong đó, trước hết cần thống nhất nhận thức, vai trò quan trọng của phát triển đội ngũ giảng viên.

Theo Thứ trưởng, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới.

Vì thế, các cơ sở giáo dục đại học cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phát triển đội ngũ giảng viên, mang lại lợi ích trước tiên cho trường của mình.

Đội ngũ giảng viên cũng cần nhận thức rõ đây là nâng cao trình độ cho mình, cho trường và cho đất nước. Các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản phải tạo điều kiện tối đa để các trường có giảng viên được tham gia học tập, nâng cao năng lực.

Thứ trưởng yêu cầu, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Đồng thời, cần khai thông tất cả các điểm nghẽn về chính sách, quy trình, có thông tin minh bạch, rõ ràng, làm tốt công tác truyền thông…

Các cơ sở giáo dục đại học cần hỗ trợ tối đa bằng tất cả các giải pháp. Cần có sự tham gia của các đơn vị chuyên môn, tìm kiếm cơ hội cho nghiên cứu sinh, tạo điều kiện, hỗ trợ giảng viên trong đào tạo, chuẩn bị năng lực ngoại ngữ, định hướng nghiên cứu, là cầu nối để đẩy mạnh hợp tác quốc tế…

Đối với các đơn vị của Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng yêu cầu, dựa trên kiến nghị của các trường, cần nhìn lại, phân tích, so sánh, để có căn cứ đề xuất, từng bước nâng cao hiệu quả của Đề án.

Trinh Phúc

Tin mới

Indonesia gia nhập BRICS: Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

Indonesia gia nhập BRICS: Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

(CLO) Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế khu vực.

Thế giới 24h
Iran xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ trị giá 9,4 tỷ USD sang Iraq trong 9 tháng

Iran xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ trị giá 9,4 tỷ USD sang Iraq trong 9 tháng

(CLO) Hơn 2.200 loại sản phẩm từ Iran đã chinh phục thị trường Iraq, đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu thương mại 20 tỷ USD/năm.

Thị trường - Doanh nghiệp
MG5 và MG ZS giảm giá niêm yết đến 60 triệu đồng

MG5 và MG ZS giảm giá niêm yết đến 60 triệu đồng

(CLO) Các mẫu xe MG5 và MG ZS đến từ Trung Quốc bất ngờ giảm giá niêm yết đến 60 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2024.

Xe
Kon Tum: Tặng chiêng, đấu giá sâm Ngọc Linh để 'tiếp sức' cho làng tái định cư

Kon Tum: Tặng chiêng, đấu giá sâm Ngọc Linh để 'tiếp sức' cho làng tái định cư

(CLO) Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), sẽ được nhận một bộ chiêng quý, ngoài ra UBND huyện này cũng quyết định đấu giá 1kg sâm Ngọc Linh lấy kinh phí để làng phát triển du lịch cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình.

Tin tức
Lãnh đạo Chứng khoán Hòa Bình (HBS) gom cổ phiếu, biến động lớn trong cơ cấu cổ đông

Lãnh đạo Chứng khoán Hòa Bình (HBS) gom cổ phiếu, biến động lớn trong cơ cấu cổ đông

(CLO) Lãnh đạo của CTCP Chứng khoán Hòa Bình (Mã: HBS) vừa đăng ký mua vào 4,3 triệu cổ phiếu của công ty, làm thay đổi đáng kể cơ cấu cổ đông của công ty này.

Kinh doanh - Tài chính
Thuduc House (TDH) chỉ còn duy nhất 1 thành viên trong HĐQT

Thuduc House (TDH) chỉ còn duy nhất 1 thành viên trong HĐQT

(CLO) Việc Hội đồng quản trị của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức - Thuduc House (Mã: TDH) chỉ còn duy nhất 1 thành viên đang gây chú ý nhiều với giới đầu tư.

Kinh doanh - Tài chính
Ô tô mất lái tông hàng loạt phương tiện trên đường phố TP HCM

Ô tô mất lái tông hàng loạt phương tiện trên đường phố TP HCM

(CLO) Xe ô tô do người đàn ông điều khiển trên đường Hoàng Văn Thụ, TP HCM bất ngờ mất lái đã tông hàng loạt xe máy trên đường rồi lao vào chung cư gần đó, tiếp tục va chạm với một số xe ô tô khác.

Giao thông
Phân khúc nhà ở trung - cao cấp sẽ có điều chỉnh giảm lớn trong năm 2025?

Phân khúc nhà ở trung - cao cấp sẽ có điều chỉnh giảm lớn trong năm 2025?

(CLO) PGS.TS Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương dự báo: Trong năm 2025, phân khúc nhà ở trung - cao cấp sẽ có điều chỉnh giảm lớn.

Bất động sản
Phố Hàng Mã nhộn nhịp những ngày cận Tết

Phố Hàng Mã nhộn nhịp những ngày cận Tết

(CLO) Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phố Hàng Mã vốn đã là con phố đông đúc thường ngày nay càng trở nên nhộn nhịp, nhiều màu sắc. Những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng quan tâm mua sắm trong dịp này là đèn lồng, đồ trang trí, bao lì xì…

Đời sống
Nga lên án lệnh trừng phạt mới của Mỹ, cam kết tiếp tục các dự án dầu khí

Nga lên án lệnh trừng phạt mới của Mỹ, cam kết tiếp tục các dự án dầu khí

(CLO) Nga chỉ trích lệnh trừng phạt mạnh nhất từ Mỹ, nhắm vào 183 tàu dầu và hai tập đoàn năng lượng lớn, đe dọa 23 tỷ USD doanh thu.

Kinh tế vĩ mô
Top 10 thương hiệu ô tô được khách Việt chọn mua nhiều nhất 2024

Top 10 thương hiệu ô tô được khách Việt chọn mua nhiều nhất 2024

(CLO) VinFast dẫn đầu Top 10 thương hiệu ô tô đắt khách nhất Việt Nam năm 2024, bỏ lại khoảng cách khá xa so với các tên tuổi lớn như Hyundai, Toyota và Ford.

Xe
Bắt kẻ vận chuyển 1,2kg vàng trái phép qua biên giới Hà Tĩnh để bán kiếm lời

Bắt kẻ vận chuyển 1,2kg vàng trái phép qua biên giới Hà Tĩnh để bán kiếm lời

(CLO) Lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát hiện, bắt quả tang Trịnh Xuân Viễn về hành vi vận chuyển 1,2 kg vàng không có giấy tờ hợp pháp, từ thủ đô Viêng Chăn đưa về Việt Nam để bán kiếm lời.

Đời sống
Xe ô tô tải mất lái đâm vào nhà dân khiến 6 người tử vong ở Nghệ An

Xe ô tô tải mất lái đâm vào nhà dân khiến 6 người tử vong ở Nghệ An

(CLO) Xe ô tô tải chở lá dong mang biển kiểm soát: 37C-537.03 (loại xe 1,5 tấn) đang lưu thông do anh Vũ Văn Hảo, sinh năm 1982, trú tại bản Con Mương, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương điều khiển xuống dốc bị mất lái đâm vào nhà dân, khiến 6 người chết.

Giao thông
Huấn luyện viên Kim Sang-sik chia sẻ về điệu nhảy hiphop 'cực dẻo' tại Rajamangala

Huấn luyện viên Kim Sang-sik chia sẻ về điệu nhảy hiphop 'cực dẻo' tại Rajamangala

(CLO) Mới đây, huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang-sik đã có những chia sẻ thú vị với báo chí Hàn Quốc về điệu nhảy hiphop "cực dẻo" của mình tại Rajamangala (Thái Lan) khiến cổ động viên bóng đá vô cùng thích thú.

Thể thao
Dư nợ tín dụng trên địa bàn TP HCM đạt 3.9 triệu tỷ đồng, tăng 11,34%

Dư nợ tín dụng trên địa bàn TP HCM đạt 3.9 triệu tỷ đồng, tăng 11,34%

(CLO) Dư nợ tín dụng trên địa bàn TP HCM đạt 3,9 triệu tỷ đồng trong năm 2024, tăng 11,34% so với năm 2023 cho thấy sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động.

Kinh doanh - Tài chính
Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần đào tạo một lớp doanh nhân “kiến lợi tư nghĩa” từ trong nhà trường

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần đào tạo một lớp doanh nhân “kiến lợi tư nghĩa” từ trong nhà trường

(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đào tạo doanh nhân làm thế nào để vẫn có lợi ích, lợi nhuận, nhưng vẫn yêu nước, trách nhiệm dân tộc, trách nhiệm xã hội, kinh doanh giữ tín, không lợi mình hại người, biết đem tinh thần “kiến lợi tư nghĩa”.

Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập

(CLO) Theo đó, việc sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập.

Giáo dục
Hải Phòng: 300 trẻ mẫu giáo tham gia vẽ tranh chủ đề “Trường học hạnh phúc - Tôn trọng quyền trẻ em”

Hải Phòng: 300 trẻ mẫu giáo tham gia vẽ tranh chủ đề “Trường học hạnh phúc - Tôn trọng quyền trẻ em”

(CLO) Ngày 8/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tổ chức Hội thi Vẽ tranh cấp thành phố về chủ đề “Trường học hạnh phúc - Tôn trọng quyền trẻ em” dành cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.

Giáo dục
Ninh Bình có 243.956 gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, đạt 82%

Ninh Bình có 243.956 gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, đạt 82%

(CLO) Khuyến học, khuyến tài là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc, thể hiện đạo lý “học để làm người” của nhân dân Việt Nam. Trên tinh thần đó, trong năm 2024, Hội Khuyến học tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh các phong trào khuyến học như “Mùa xuân khuyến học”, “Tháng Tám khuyến học”. Công tác vận động xây dựng quỹ được Hội đặc biệt quan tâm.

Giáo dục
Tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 không được gây áp lực tốn kém cho phụ huynh học sinh

Tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 không được gây áp lực tốn kém cho phụ huynh học sinh

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng.

Giáo dục
Thi tuyển vào lớp 10 THPT bắt buộc phải thực hiện 3 bài thi

Thi tuyển vào lớp 10 THPT bắt buộc phải thực hiện 3 bài thi

(CLO) Theo quy định mới, môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp của một số môn học được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.

Giáo dục
Giáo viên có nguy cơ mất thưởng Tết vì trường tự chủ tài chính

Giáo viên có nguy cơ mất thưởng Tết vì trường tự chủ tài chính

(CLO) Hiện nay, giáo viên được thưởng Tết như công chức, viên chức tuy nhiên do một số trường tự chủ tài chính nên các thầy cô dạy học ở đây có nguy cơ mất thưởng Tết.

Giáo dục
Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức liệu còn có ý nghĩa?

Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức liệu còn có ý nghĩa?

(CLO) Dự kiến, trong năm 2025 các nhà trường bắt buộc phải thực hiện điểm trúng tuyển từ các phương thức khác nhau phải được quy đổi về một thang điểm chung để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh. Nếu thực hiện điều đó, thì điểm trúng tuyển sẽ được xét tuyển từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Quan điểm về dạy thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã “quay xe” 180 độ như thế nào?

Quan điểm về dạy thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã “quay xe” 180 độ như thế nào?

(CLO) Trong dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm cho phép dạy thêm thu tiền trong nhà trường và giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường được dạy học trò chính khóa nhưng điều đó đã bị cấm khi Thông tư được ban hành.

Giáo dục
Dạy thêm ngoài nhà trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

Dạy thêm ngoài nhà trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

(CLO) Trong thông tư mới, quy định tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Giáo dục