(CLO) Sau 3 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Kiên Giang đã từng bước thay đổi bộ mặt vùng DTTS và miền núi. Tiếp tục đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang phân đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của bà con DTTS tăng 2 lần so với năm 2020
Thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, tạo được niềm tin của đồng bào DTTS
Trong 3 năm (2021 - 2023), tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 phân bổ cho tỉnh Kiên Giang là trên 446 tỷ đồng, thực hiện 11 tiểu dự án thuộc 9 dự án của chương trình.
Ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: Thời gian qua, Kiên Giang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc. Bên cạnh đó, Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer.
“Nhờ vậy, đến đầu năm 2023, hộ nghèo trong đồng bào DTTS của Kiên Giang theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm còn 2.552 hộ (chiếm 3,68%), hộ cận nghèo DTTS còn 3.871 hộ (chiếm 5,59%). Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đổi thay, nhất là sự chuyển biến trong ý thức và ý chí tự lực vươn lên, xứng đáng với niềm tin của người dân. Đặc biệt, những đóng góp của họ đã góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” - ông Danh Phúc khẳng định.
Cũng trong giai đoạn 2021-2023, có 12/21 chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 0,4%/năm, 100% xã vùng DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% ấp, khu phố có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa, 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố, 88% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 95%, học trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt 90%; người từ 15-60 tuổi đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 88%...
Có thể nói, chương trình đã huy động được tổng hợp các nguồn lực để thực hiện, bao gồm cả nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, các tổ chức, cá nhân, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao đời sống người dân; hỗ trợ nhà ở, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Qua đó, đã tạo được niềm tin của người dân, nhất là đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719
Những kết quả đạt được trong 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Kiên Giang là hết sức tích cực, tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ Chương trình. Theo trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, vướng mắc lớn nằm ở việc tỷ lệ giải ngân các dự án, tiểu dự án tương đối thấp. Cụ thể: Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đã giải ngân là 12.979,4/74.453 triệu đồng, đạt 17,4% (trong đó 9.393 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 20,02%; 3.586,4 triệu đồng vốn sự nghiệp, đạt 13,02%).
Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tiểu dự án 1 về Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, vốn sự nghiệp phân bổ là 714 triệu đồng, giải ngân được 52,9 triệu đồng, đạt 7,41%. Tiểu dự án 2, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS, vốn sự nghiệp phân bổ là 4.211 triệu đồng, giải ngân được 441,7 triệu đồng, đạt 10,5%.
Tiểu dự án 1 (Dự án 4) về Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS, vốn phân bổ là 79.789,3 triệu đồng, giải ngân được 20.977,7 triệu đồng (20.774 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 26,8%; 203,7 triệu đồng vốn sự nghiệp, đạt 8,7%).
Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiểu dự án 1 về Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, vốn phân bổ là 22.157,4 triệu đồng, giải ngân được 210,5 triệu đồng. Tiểu dự án 2 về Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vốn sự nghiệp phân bổ là 8.767 triệu đồng, giải ngân được 540 triệu đồng đạt 6,2%. Tiểu dự án 3 về Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS, vốn sự nghiệp phân bổ là 63.474 triệu đồng, giải ngân được 15.621,1 triệu đồng đạt 24,6%. Tiểu dự án 4 về Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp, vốn sự nghiệp phân bổ là 1.480,7 triệu đồng. Đến nay chưa giải ngân được nguồn vốn.
Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, vốn phân bổ là 13.290,6 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển là 8.989,6 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 4.301 triệu đồng), giải ngân được 2.309,2 triệu đồng (674,4 triệu đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 7,5%; 1.634,8 triệu đồng vốn sự nghiệp, đạt 38%).
Dự án 7 về Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, vốn sự nghiệp phân bổ là 3.025 triệu đồng, giải ngân 610,1 triệu đồng, đạt 20,2%.
Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, vốn sự nghiệp phân bổ là 2.683 triệu đồng, giải ngân là 467,3 triệu đồng, đạt 17,4%.
Dự án 9 về Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, vốn sự nghiệp phân bổ là 2.161,5 triệu đồng, giải ngân 409.6 triệu đồng, đạt 18,9%.
Dự án 10 về Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình. Tiểu dự án 1 về Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, vốn sự nghiệp phân bổ là 6.941 triệu đồng, giải ngân 1.597,1triệu đồng, đạt 23%. Tiểu dự án 2về Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS, vốn phân bổ là 773,7 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển là 481,7 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 292 triệu đồng), giải ngân 39 triệu đồng (chưa giải ngân vốn đầu tư phát triển; 39 triệu đồng vốn sự nghiệp, đạt 13,4%). Tiểu dự án 3 về Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình, vốn sự nghiệp phân bổ là 887,8 triệu đồng, giải ngân 103,4 triệu đồng, đạt 11,6%.
Trước thực tế đo, ngày 10/10/2023 Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các cấp, ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện, không đùn đẩy trách nhiệm; rà soát các danh mục dự án, sắp xếp thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để quyết định điều chỉnh kịp thời; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, không làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của đồng bào, tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân trong việc triển khai chương trình.
Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Kiên Giang phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020. Để đạt mục tiêu, tỉnh Kiên Giang sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, các chính sách trong vùng DTTS như: Dự án hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm, đào tạo nghề; chính sách đối với người uy tín trong đồng bào DTTS; chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS nghèo, đặc biệt khó khăn và các chính sách an sinh xã hội khác… theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao đời sống, giảm nghèo trong đồng bào.
“Để đạt mục tiêu trên, Kiên Giang tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo đột phá trong phát triển toàn diện kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, đoàn viên, hội viên các đoàn thể và nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách dân tộc, khẳng định việc triển khai thực hiện tốt chương trình là tạo cơ hội phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
(CLO) Cục Thuế TP Hà Nội vừa công bố Kết luận thanh tra thuế tại CTCP Goldsun Việt Nam, phát hiện nhiều vấn đề cần khắc phục dù doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế theo quy định.
(CLO) Qua công tác thanh tra, Cục Thuế TP Hà Nội đã phát hiện Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phương Thành đã có nhiều vi phạm trong lĩnh vực thuế GTGT và một số sai sót liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp.
(CLO) Nga có tiềm năng cải thiện vị thế của mình trong xếp hạng AI toàn cầu vào năm 2030 bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây nhờ các nhà phát triển tài năng và các mô hình AI tạo sinh của riêng mình, Phó Giám đốc điều hành đầu tiên của Sberbank - ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga, cho biết với Reuters.
(CLO) Khảo sát cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon Suk Yeol đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 11% vào ngày 13/12, trong bối cảnh công chúng phản ứng mạnh mẽ đối với tuyên bố thiết quân luật của ông vào tuần trước.
(CLO) Ngay cả khi nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh thương mại khác với chính quyền mới của Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn nhấn mạnh tinh thần muốn "đối thoại và phối hợp" với quốc gia này.
(CLO) Sáng 13/12, Quốc hội Moldova thông qua quyết định áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 60 ngày, bắt đầu từ ngày 16/12, do nguồn cung khí đốt từ Nga dự kiến sẽ bị cắt từ ngày 1/1 tới.
(CLO) Thời gian vừa qua, có một số phương tiện giao thông vận tải vi phạm về chở hàng quá tải gây mất an toàn giao thông. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong dịp cao điểm cuối năm, lãnh đạo Công an tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
(CLO) Một số đối tượng đã đưa xe tải, máy múc, xe lu… vào lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê (Gia Lai) quản lý san ủi khoảng 26ha đất canh tác. Tuy nhiên, theo báo cáo của ban chỉ có hơn 5ha.
(CLO) Năm 2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao kế hoạch vốn là 56.666 tỉ đồng, sau đó được bổ sung thêm, nâng tổng số tiền lên 75.481 tỉ đồng. Để hoàn thành mục tiêu giải ngân tối thiểu 95%, cơ quan này phải giải ngân gần 23.000 tỉ đồng từ nay đến cuối năm.
(CLO) Những ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến nội dung đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bộ Nội vụ khẳng định thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội, chia sẻ là thông tin không chính xác, do cá nhân công chức dự thảo.
(CLO) Công ty TNHH Xây dựng Hòa Thuận Phát có lịch sử tham gia 26 gói thầu, trong đó trúng 17 gói, trượt 8 gói, 1 gói chưa có kết quả. Tuy nhiên, thời gian vừa qua công ty này đã bị nhiều chủ đầu tư phát hiện các gói thầu có hành vi gian lận.
(CLO) Một số đối tượng đã đưa xe tải, máy múc, xe lu… vào lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê (Gia Lai) quản lý san ủi khoảng 26ha đất canh tác. Tuy nhiên, theo báo cáo của ban chỉ có hơn 5ha.
(CLO) Trong năm 2024, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an TP Hải Phòng đã kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý 2.947 đối tượng trong 1.251 vụ ma tuý.
(CLO) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến tặng trên 213.500 suất quà cho người có công với cách mạng và thân nhân, đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng cần thiết khác, tăng trên 6.800 suất quà so với năm 2024. Tổng kinh phí tặng quà là trên 120 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
(CLO) Không khí lạnh mạnh đã tràn miền Bắc, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 10-13 độ, vùng núi 7-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay (13/12) trời rét đậm.
(CLO) Chiều 12/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Gianh cho biết, đơn vị đã phối hợp với Hải đội Biên phòng 2 cùng hai tàu đánh cá trên địa bàn kịp thời ứng cứu 14 ngư dân bị chìm tàu.
“Ngủ trong đêm mưa rừng, trekking 40km, ngồi máy cày trên con đường lầy lội là những trải nghiệm mình sẽ không bao giờ quên được” – một VPBanker chia sẻ khi vừa kết thúc hành trình 48h tại Tà Năng – Phan Dũng trong chuỗi hoạt động VPBank Commandos Ultra 2024.
(CLO) Sáng nay (12/12), không khí lạnh mạnh đã bao trùm miền Bắc. Tại Hà Nội, sáng sớm nhiệt độ xuống còn 16 độ C, nhiều người dân đã phủ kín quần, áo ấm... khi ra đường.
(CLO) Còn khoảng hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, thế nhưng những ngày này tại chợ hoa Quảng An (Hà Nội) đã bắt đầu bày bán những cành đào, chậu quất để phục vụ người dân khi Tết Dương lịch đang đến gần.
(CLO) Ông Nguyễn Hữu Hiền đã tự ý đưa máy móc vào đào xới, san ủi hơn 5ha đất thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).