Tính năng Face ID trên smartphone có gây hại cho mắt không

Chủ nhật, 10/03/2019 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các mẫu iPhone mới của Apple và các dòng Galaxy ra mắt vài năm trở lại đây (trừ Galaxy S10) đều có tính năng bảo mật quét IR, nghĩa là sử dụng đèn hồng ngoại để nhận biết danh tính của bạn. Vậy đèn hồng ngoại là gì? Ánh sáng hồng ngoại dùng cho Face ID và quét mống mắt có hại cho mắt của bạn không?

Sự kiện: Face ID

Tính năng Face ID có gây hại cho mắt không.

Tính năng Face ID có gây hại cho mắt không.

Tia hồng ngoại là một dạng bức xạ vô hình, nằm dưới cùng của phổ điện từ. Bức xạ hồng ngoại có thể đến từ ánh sáng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang và ngay cả cơ thể bạn cũng phát ra ánh sáng hồng ngoại.

Đèn LED hồng ngoại được tích hợp trong điện thoại của bạn được xếp vào phổ gần hồng ngoại (700 – 900nm). Nó nằm giữa phổ ánh sáng khả kiến và phổ hồng ngoại, nhưng ánh sáng rất khó nhìn.

Bức xạ từ ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng gần hồng ngoại có thể làm nóng các vật thể. Điều này phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thời gian tiếp xúc. Tiếp xúc quá lâu với ánh sáng hồng ngoại ở cường độ lớn có thể khiến các tế bào cảm quang của bạn bị tẩy trắng và có thể khiến thủy tinh thể bị đục.

Như với phổ ánh sáng khả kiến, nó rất dễ nhận biết vì khi bạn tiếp xúc với lượng ánh sáng quá lớn thì bạn sẽ cảm thấy chói và nheo mắt lại hoặc quay sang chỗ khác. Nhưng vấn đề là mắt bạn lại không thể nhận biết khi nào bạn tiếp xúc với lượng ánh sáng hồng ngoại hoặc tiếp xúc với cường độ bao nhiêu nên có thể gây nguy hiểm.

Cơ chế quét hồng ngoại rất đơn giảnQuét mống mắt và Face ID đều là bảo mật sinh trắc học có quá trình thực hiện giống nhau và rất dễ hiểu. Với quét mống mắt thì chiếc Samsung Galaxy của bạn sẽ chiếu ánh đèn LED hồng ngoại vào mắt của bạn và chụp một tấm ảnh hồng ngoại. Sau đó điện thoại sẽ so sánh mắt của bạn trên tấm ảnh này với những tấm trước. Nếu điện thoại xác minh được bạn thì nó sẽ mở khóa.

Còn với Face ID của iPhone thì nó sẽ quét toàn bộ khuôn mặt của bạn. iPhone X sử dụng đèn LED hồng ngoại là mạng lưới ma trận điểm. Khi bạn quét thì toàn bộ khuôn mặt của bạn sẽ được đánh dấu bởi hàng trăm điểm hồng ngoại nhỏ. Sau đó nó chụp một tấm ảnh hồng ngoại và dùng tấm ảnh đó để so sánh cấu trúc 3D của khuôn mặt bạn có đúng với cài đặt trên điện thoại hay không.

Phổ ánh sáng.

Phổ ánh sáng.

Ánh sáng hồng ngoại của iPhone là không nhìn thấy được, còn ánh sáng hồng ngoại của Samsung Galaxy có thể thấy được là vì Samsung đã làm đèn LED hồng ngoại của họ vào tần số của phổ ánh sáng khả kiến.

Nếu ai đó nói với bạn tia hồng ngoại gây ung thư thì điều đó là sai. Chỉ có các tia X-ray, tia Gamma và tia cực tím tần số cao là những bức xạ ion hóa có thể gây ung thư. Còn tia hồng ngoại là dạng bức xạ không ion hóa, nó không loại bỏ các phân tử electron và cũng không gây ung thư.

Thứ hai là đèn LED hồng ngoại trong điện thoại của bạn là tia lazer. Điều này cũng sai bởi vì laser là một bước sóng hẹp và chỉ di chuyển theo một hướng duy nhất. Còn ánh đèn trên điện thoại là một bước sóng rộng và được khuếch tán bởi các ống kính và bộ lọc để có thể chiếu toàn bộ khuôn mặt của bạn.

Theo Renesas và Smartvisionlights, tiếp xúc với ánh sáng gần hồng ngoại dưới 10 giây được phân loại là rủi ro thấp. Để đèn LED hồng ngoại trong điện thoại có thể gây hại cho mắt của bạn, bạn sẽ phải giữ ánh đèn đó cách mắt bạn 1 mm trong 17 phút liên tục.

Điều này là không thể với điện thoại Samsung Galaxy hay iPhone X vì cả hai đều chỉ chiếu tối đa trong 10 giây và sẽ không phát ánh đèn hồng ngoại cho tới khi thiết bị cách mắt bạn 20 cm. Tuy vậy, đèn LED hồng ngoại có thể gây hại nếu mắt bạn nhạy cảm bất thường với ánh sáng.

Theo cảnh báo sức khỏe của Samsung về công nghệ này thì những người bị động kinh hoặc bị các bệnh liên quan đến ánh sáng không nên sử dụng. Cảnh báo này để giúp người dùng tránh bị bất tỉnh hoặc co giật nhưng nó không liên quan gì đến việc bị mất thị lực.

Tuy các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy các sản phẩm hồng ngoại rủi ro thấp là vô hại. Nhưng không ai biết được rằng việc tiếp xúc mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài có gây hại hay không. Vì thế nếu bạn lo ngại việc đèn hồng ngoại gây hại cho mắt của bạn thì bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng nó.

Hoàng Anh/Theo HowToGeek

Tags:

Tin khác

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số
Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

(CLO) Samsung dự kiến sẽ ra mắt mẫu smartphone màn hình gập tiếp theo của họ là Galaxy Z Fold6 trong khoảng 3 tháng tới đây, máy sẽ có ít nhất 5 tùy chọn màu sắc.

Sức sống số
Apple ấn định ngày ra mắt iPad thế hệ mới vào 7/5/2024

Apple ấn định ngày ra mắt iPad thế hệ mới vào 7/5/2024

(CLO) Apple mới đây vừa mang đến một bất ngờ cho người dùng khi công bố một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5/2024 với chủ đề là “Let Loose”.

Sức sống số
Tạo ảnh bằng AI với bản nâng cấp Firefly Image 3 của Adobe Photoshop

Tạo ảnh bằng AI với bản nâng cấp Firefly Image 3 của Adobe Photoshop

(CLO) Adobe vừa công bố bản cập nhật mới nhất cho phần mềm chỉnh sửa ảnh phổ biến nhất thế giới Adobe Photoshop, với việc giới thiệu tính năng Firefly Image 3. Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào việc tạo hình ảnh.

Sức sống số
Google gửi thông báo đến người dùng Gmail: Cần tránh 6 cụm từ nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản

Google gửi thông báo đến người dùng Gmail: Cần tránh 6 cụm từ nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản

(CLO) Google đã đưa ra cảnh báo đến hàng tỷ người dùng Gmail về các trò lừa đảo đang gia tăng qua email. Để giúp người dùng bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của mình, Google đã liệt kê 6 cụm từ có nguy cơ cao, yêu cầu người dùng Gmail cẩn trọng.

Sức sống số