Tọa đàm "Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông"

Thứ hai, 11/03/2024 13:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 11/3, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật tổ chức tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông”.

Theo các chuyên gia, rồng là một biểu tượng văn hóa, là sản phẩm tinh thần hình thành trong quá trình con người nhận thức về thế giới tự nhiên - xã hội.

Ở phương Đông, trong lịch sử phát triển của các dân tộc, hình tượng rồng được gắn với các ý nghĩa phù hợp với tính chất thời đại như: biểu tượng của nguồn gốc dân tộc, vương quyền, sức mạnh siêu nhiên, sự may mắn, thịnh vượng.

toa dam hinh tuong rong trong my hoc phuong dong hinh 1

Quang cảnh tọa đàm sáng nay tại Bảo tàng Hà Nội.

Trong tâm thức của người Việt, rồng còn là cội nguồn của dân tộc với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”. Trong tư duy nông nghiệp, rồng là thần mưa giúp cho mùa màng bội thu. Rồng là một biểu tượng thiêng liêng.

Chính vì vậy, hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đὶnh, đὶnh chùa, trang phục vua chúa và ở mỗi triều đại cũng cό khác biệt.

Tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông” nằm trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện rồng”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc tại các công trình tôn giáo tín ngưỡng qua bộ sưu tập của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống - mỹ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc.

toa dam hinh tuong rong trong my hoc phuong dong hinh 2

Khách mời tham dự tọa đàm.

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: TS Trần Hậu Yên Thế - Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật; TS Ngô Viết Hoàn - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS Lê Thời Tân - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả làm rõ hơn hình tượng rồng và ảnh hưởng của rồng trong đời sống văn hóa Việt. Đồng thời giới thiệu hình tượng rồng Việt qua các câu chuyện, qua các mảng trang trí kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, họa tiết hoa văn, đồ dùng sinh hoạt.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” được dàn dựng công phu, hoành tráng, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cùng những câu chuyện lay động cảm xúc khán giả...

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội du lịch biển 'Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca'

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

(CLO) Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa