(NB&CL) Từ những mảnh vỡ cách đây gần 1.000 năm còn sót lại, nhóm nhà khoa học Sen Heritage đã nghiên cứu và áp dụng các công nghệ 4.0 để phục dựng thành công tòa Tu Di thời Lý, từ đó đưa di sản này trở thành những vật phẩm thực tế, có tính ứng dụng cao.
1. Tại Hội thảo về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức cuối tháng 4/2022, bài tham luận về quá trình phục dựng và ứng dụng tòa Tu Di thời Lý của PGS.TS Trần Trọng Dương được Ban Tổ chức sắp xếp trình bày thứ hai. Nhưng chủ trì Hội thảo là PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu đã tinh ý nhận ra đây là một báo cáo có giá trị đặc biệt và ông đã quyết định “để dành” vào cuối buổi.
Quả nhiên, tham luận của PGS.TS Trần Trọng Dương đã thu hút sự quan tâm của tất cả những nhà khoa học tại Hội thảo. Khi diễn giả dừng lời cũng là lúc những tràng pháo tay vang lên giòn giã và không khí buổi thảo luận sinh động hẳn. Có ý kiến sau đó đề nghị làm rõ thêm; có ý kiến bày tỏ sự ngạc nhiên, thú vị; có ý kiến đề nghị nhóm tác giả mở rộng thêm phạm vi ứng dụng… nhưng tựu trung, mọi người đều thống nhất với PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu, đây là một báo cáo rất hay, rất hấp dẫn.
Hôm đó, các đại biểu hào hứng thảo luận đến nỗi “đã hết giờ, bên ngoài gọi cơm nhưng bên trong vẫn chưa muốn kết thúc”, như lời nhận xét tổng kết Hội thảo của PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu. Thậm chí, trao đổi bên lề Hội thảo, có ý kiến còn tỏ ý “lo ngại” khi dự báo rằng, khoảng 10 năm nữa, xã hội sẽ chỉ chấp nhận một long trụ thời Lý có cấu trúc, hình dạng như nhóm Sen Heritage phục dựng mà không chấp nhận những đề xuất, những mô hình khác nữa…
Những điều ấy đã phần nào cho thấy sự thuyết phục cũng như hấp lực đáng nể và tính ứng dụng cao của công trình phục dựng tòa Tu Di thời Lý mà nhóm Sen Heritage thực hiện.
2. Chia sẻ về quá trình phục dựng tòa Tu Di, PGS.TS Trần Trọng Dương - người đồng sáng lập nhóm Sen Heritage cho biết, khi nghiên cứu 3 hiện vật khảo cổ thời Lý là trụ đá Bách Thảo, chân đá chùa Phật Tích, đỉnh hoa sen tại Bảo tàng Bắc Ninh… các thành viên Sen Heritage nhận thấy có mối liên hệ nào đó giữa ba hiện vật này.
Tuy nhiên, mối liên hệ này không rõ nét vì trải qua gần 1.000 năm, cả ba hiện vật này đều đã hư hại, mất mát. Trong đó, trụ đá Bách Thảo còn đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã bị cụt mất đầu rồng và hoa sen, chân đế tại chùa Phật Tích và đỉnh sen tại Bảo tàng Bắc Ninh đều đã vỡ mất một nửa, may mắn thay còn vài bức ảnh do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp chụp mặt trước của đầu rồng.
GS.TS Trần Trọng Dương và nhóm Sen Heritage ra mắt sản phẩm Tu Di đài là hiện vật thật.
“Tuy các hiện vật này không nằm trên một di tích nhưng có những đặc điểm chung là cùng một chất liệu, đều là điêu khắc dạng trụ và thống nhất về mô típ hoa văn tạo hình. Ngoài ra, có một điểm rất đáng chú ý là trên trụ đá Bách Thảo còn có “ngõng” (một chi tiết để lắp ghép các bộ phận rời với nhau). Từ đó, chúng tôi cho rằng, ba hiện vật này có thể là các mảnh rời của một hiện vật hoàn chỉnh”, PGS.TS Trần Trọng Dương chia sẻ.
Theo hướng nghiên cứu này, cùng với sự tham gia cố vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc và TS. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Sen Heritage đã nghiên cứu, phục dựng lại hiện vật hoàn chỉnh Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh - di sản quan trọng được đặt trung tâm của nghi lễ tắm Phật thời Lý.
3. Trong quá trình phục dựng hiện vật, nhóm Sen Heritage đã sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) nhờ đó đã giải quyết được nhiều vấn đề về kỹ thuật, lịch sử, kiến trúc và đưa ra hoặc điều chỉnh các giả thuyết tốt hơn. Công nghệ ảo giúp các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra được độ chính xác của công trình cũng như có thể tháo dỡ các chi tiết để chỉnh sửa và có thể đưa ra nhiều bản phỏng dựng dựa theo những giả thuyết khác nhau.
Đồng thời, công nghệ thực tế VR giúp người xem ở thế kỷ XXI có thể “xuyên không” 900 năm để trải nghiệm không gian 3D chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý, nơi diễn ra nghi lễ tắm Phật như văn bia Sùng Thiện Diên Linh mô tả. Từ đây, người xem vừa được tham quan ngôi chùa cổ, vừa có thể hình dung về nơi diễn ra những nghi lễ Phật giáo trong không gian lộng lẫy của phong cách kiến trúc hoàng gia triều Lý. Ngôi chùa vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ nhiều thế kỷ trước bỗng hiện lên đầy sống động trước mắt người xem với tháp chuông Quy Điền, hồ Bích Trì, tháp Bạch Manh… Dù tái hiện bằng công nghệ thực tế ảo nhưng các thành phần kiến trúc và tỷ lệ kiến trúc đều được xử lý, tính toán dựa trên số liệu cụ thể nhằm mang đến cảm nhận chân thực và sinh động nhất.
Người xem“xuyên không” 900 năm để trải nghiệm không gian 3D chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý.
“Mặc dù đã có sự giúp sức của công nghệ, hơn 10 anh em nhóm Sen Heritage vẫn mất hơn 6 tháng với gần chục đồ án để tạo ra những hình ảnh 3D thuyết phục nhất”, PGS.TS Trần Trọng Dương tiết lộ.
4. Sau khi phục dựng Tu Di tòa thành công, Sen Heritage đã nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu này vào đời sống. Từ việc áp dụng công nghệ VR “ảo hóa” hiện vật, giờ đây, Sen Heritage lại áp dụng công nghệ in 3D, tái tạo lại các hiện vật thật từ mô hình ảo để ứng dụng trong đời sống. Hiện vật thật được tái tạo với kích thước bằng hiện vật nguyên bản với chiều cao là 1,61m hoặc thu nhỏ xuống 28 hoặc 36cm tùy theo yêu cầu sử dụng. Chất liệu hiện vật có thể là composite, đồng, đá, thậm chí là vàng, bạc...
Năm 2021, bản phục dựng Tu Di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý thành hiện vật thực tế đầu tiên do Sen Heritage thực hiện theo tỷ lệ nguyên gốc đã được đặt ở trung tâm pháp hội tắm Phật của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ. Mới đây, một bản phục dựng cũng được Sen Heritage chuyển đến chùa Phật Tích (Bắc Ninh) để phục vụ lễ tắm Phật 2022.
Ngoài ra, một số giáo sư tại Đại học Quốc gia, Đại học Columbia, Đại học Cornell (Mỹ) đã đề nghị chia sẻ bản phim 3D làm bài giảng cho các chương trình giảng dạy Việt Nam học của trường. Hiện Sen Heritage cũng đã đưa ra những bản phục dựng Tu Di tòa với kích thước nhỏ hơn để làm đồ trang trí, quà tặng…
“Từ ảo thành thật, việc đưa một hiện vật đi từ di sản thời Lý 900 năm trước ra đời sống thực tại, đó chỉ là kết quả ban đầu của Sen Heritage trong mục tiêu phỏng dựng nhiều hiện vật cổ khác trong thời gian tới của nhóm chúng tôi, như đài đèn Quảng Chiếu, chùa tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Báo Thiên, chùa Ngưỡng Sơn Linh Xứng, An Nam tứ đại khí…”, ông Dương nói.
Theo PGS.TS Trần Trọng Dương, kiến trúc, mỹ thuật thời Lý luôn được xem là thời kỳ vàng son của mỹ thuật Việt, với nhiều công trình vừa quy mô, vừa tinh xảo. Đó là lý do những nhà nghiên cứu của nhóm Sen Heritage tiến hành hành trình tìm lại những nét đẹp văn hóa thời Lý để đưa vào cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, do khoảng cách quá xa về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật thời Lý chủ yếu là phế tích. Việc đưa ra một phiên bản phục dựng Tu Di tòa thời Lý cũng gặp phải những luồng ý kiến khác nhau, trong đó, có ý kiến cho rằng việc phục dựng là chưa đủ cứ liệu.
“Chúng ta chưa tìm được một Tu Di tòa, hay tượng Thích Ca sơ sinh hoàn chỉnh thời Lý, nên không thể đòi hỏi việc phục dựng giống 100% thực tế. Vì thế, Sen Heritage đã phải nghiên cứu về phong cách tượng pháp trên các tư liệu khảo cổ Phật giáo để sáng tạo nên hình tượng đức Thế tôn đản sinh theo phong cách “Phật ướt áo” truyền thống. Sản phẩm phục chế, phỏng dựng của chúng tôi cố gắng đem mỹ thuật thời Lý trở lại cuộc sống bằng những sản phẩm cụ thể, có tính ứng dụng, với tâm niệm tái lập văn minh Đại Việt, đưa quá khứ tới tương lai. Bằng việc làm của mình, chúng tôi mong muốn khi thực hiện các nghi thức Phật giáo, trang trí Phật giáo, chúng ta nên hướng về nguồn cội, để khẳng định vẻ đẹp, tôn vinh, lan tỏa văn hóa dân tộc. Tôi nghĩ, đó là điều quan trọng mà Sen Heritage đã làm được”, PGS.TS Trần Trọng Dương chia sẻ.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu tăng cường tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Sáng ngày 28/3/2025, một cán bộ Công an phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh, làm rõ nhóm đối tượng chém nhau trong video lan truyền trên mạng xã hội.
(CLO) Hàng trăm binh sĩ Lithuania và Mỹ cùng hàng chục phương tiện đã được huy động để tìm kiếm chiếc xe M88 Hercules – một loại xe tải bọc thép cứu hộ – bị chìm sâu hơn 5 mét dưới lòng đất tại thao trường Pabrade, gần biên giới Belarus.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Liên quan vụ nam sinh 17 tuổi ở Đồng Nai bị nhóm thanh, thiếu niên đánh phải nhập viện, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tạm giữ 6 đối tượng liên quan.
(CLO) Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt 02 trường hợp đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
(CLO) Trên trang cá nhân, Đại Nghĩa và Bạch Công Khanh vừa lên tiếng xin lỗi khán giả, nhận sai do chủ quan tin tưởng khâu tổ chức sự kiện của êkíp 'Âm dương lộ' nên ngồi xe cứu thương đến buổi ra mắt phim.
(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thu hồi "có thể hơn 300" thị thực của những người bị cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ.
(CLO) Hôm 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức dự lễ ra mắt một tàu ngầm hạt nhân mới, được trang bị Zircon, loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh.
(CLO) AI và AR không chỉ giúp lái xe an toàn hơn mà còn định hình giao thông đô thị, như tại Ấn Độ, AI đã quét cao tốc theo thời gian thực, cảnh báo nguy hiểm tức thì.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Với 8 điểm mới, quy chế có nhiều tác động đến công tác tuyển sinh. Nhà trường, thí sinh đang phải xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới.
(CLO) Các tác phẩm tại triển lãm “Xuôi dòng sông Thu 2025” sẽ được bán đấu giá và 70% giá trị bán tranh sẽ được dùng để xây dựng 10 căn nhà kiên cố cho người nghèo tại Quảng Nam và Huế.
(CLO) Tối 27/3, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2025 chính thức khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, mang đến một sự kiện ẩm thực đẳng cấp với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
(CLO) Quán cơm niêu từng liên quan đến Quang Linh Vlogs đã nhận "mưa" bình luận tiêu cực trong phần đánh giá trên Google, khiến quán này đã phải tạm thời khoá tính năng đánh giá trên mạng xã hội.
(CLO) Tại Văn bản số 1201/UBND-KGVX, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đồng ý chủ trương thí điểm tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho đối tượng học sinh trong và ngoài tỉnh.
(CLO) Du khách đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội được hòa mình vào không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên với những giai điệu cồng chiêng rộn rã, vũ điệu uyển chuyển.
(CLO) Nhằm tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thực hiện nghiêm túc công việc này.
(CLO) Việc tháo dỡ, di dời một số công trình quanh Hồ Hoàn Kiếm nhằm mở rộng không gian văn hóa, vui chơi đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trước những thay đổi mang tính bước ngoặt này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, đã có những chia sẻ sâu sắc với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận về tầm quan trọng của việc quy hoạch không gian công cộng trong quá trình phát triển đô thị của Hà Nội.
(CLO) Tết Thanh minh là dịp lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với tổ tiên và những người đã khuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách thức tổ chức cũng như các lễ vật cần chuẩn bị cho ngày này.
(NB&CL) Dù tiếp nối các dòng tranh phương Tây, nhưng những nghệ nhân Việt Nam đã thổi vào sản phẩm tranh kính của mình bản sắc văn hoá Việt, tâm hồn Việt.