(CLO) Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.
Theo thống kê, hiện có trên 12.454 hộ dân bị ảnh hưởng sau bão, trong đó, 22 hộ bị sập nhà cửa hoàn toàn, nhiều hộ dân bị hư hỏng tài sản, gây thiệt hại lớn. Toàn tỉnh có 3 người tử vong, 10 người bị thương.
Toàn tỉnh và ngành giáo dục nhanh chóng ổn định về cơ sở vật chất, đảm bảo việc dạy và học, với tinh thần trường nào đảm bảo an toàn thì cho học sinh đến trường học. Những nơi chưa đảm bảo an toàn cho việc đến trường, các em được sắp xếp để học online hoặc nghỉ học.
Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn Hà Thị Khánh Vân, ngành Giáo dục tỉnh đã chủ động, chỉ đạo các đơn vị lập phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an để toàn đảm bảo tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.
Hiện toàn tỉnh có 78 trường học các cấp bị ngập úng, đến thời điểm này nước đã rút. 118/650 trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính 3,2 tỷ đồng. 158 học sinh và 38 giáo viên bị ảnh hưởng sau bão lũ.
Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường học tiếp tục theo dõi diễn biến của hoàn lưu bão, phòng chống, ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra; phối hợp với các lực lượng ở địa phương khẩn trương hỗ trợ, khắc phục các thiệt hại;
Dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để tiếp tục công tác dạy và học.
Huy động các lực lượng hỗ trợ các nhà trường, hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
“Tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn thông tin.
Sở cũng đã tiến hành triển khai sửa chữa cơ sở hạ tầng, di dời thiết bị khỏi những nơi chưa an toàn.
Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra từ Sở đến các địa phương, các trường, nhất là các điểm trường gần sông, suối, có nguy cơ ngập lụt, sạt lở để khắc phục kịp thời. Tổ chức hỗ trợ tâm lí cho giáo viên, học sinh, đặc biệt là những gia đình thiệt hại.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT đã trao đổi, đề xuất với ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn cho học sinh, giáo viên quay trở lại trường dạy và học;
Thống kê về tình trạng thiếu sách giáo khoa, báo cáo cụ thể về thiệt hại cơ sở vật chất; sớm thành lập đoàn công tác đánh giá các trường bị ảnh hưởng; tăng cường giáo dục ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu trong các nhà trường…
Chia sẻ, đồng cảm với nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và các thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, các em học sinh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi con bão số 3, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương; sự nỗ lực, huy động nguồn lực khắc phục của ngành Giáo dục, và đặc biệt là các trường học với tinh thần không chủ quan, linh hoạt trong tổ chức hoạt động dạy và học, theo đúng tinh thần “nước rút đến đâu, vệ sinh kịp thời, đưa học sinh trở lại trường lúc đấy”.
Thứ trưởng vui mừng vì toàn bộ các trường học tại tỉnh Lạng Sơn có thể quay trở lại dạy học bình thường từ ngày 16/9, đồng thời lưu ý Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Đó là, tiếp tục rà soát nắm bắt tình hình giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng để có hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần, đảm bảo hỗ trợ đúng người, đúng việc.
Tiếp tục thống kê về thiệt hại cơ sở vật chất, rà soát trang thiết bị trường, lớp học bị ảnh hưởng báo cáo Bộ GD&ĐT.
Tích cực chỉ đạo công tác vệ sinh, khử khuẩn, dọn dẹp trường/lớp học, đặc biệt là những nơi tổ chức bán trú cho các em học sinh. Sở GD&ĐT có văn bản chỉ đạo, tránh xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm sau bão lũ…
Xây dựng tổ chức hoạt động dạy học bình thường, chú ý điều chỉnh khung năm học hợp lý theo tình hình của địa phương. Đặc biệt lưu ý với những học sinh đầu cấp và cuối cấp để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Ngành Giáo dục địa phương cũng cần rút ra những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo và khắc phục thiệt hại sau bão. Đặc biệt là công tác thông tin thông suốt, nắm tình hình, với tinh thần chủ động, tuyệt đối không chủ quan, lấy phòng ngừa từ sớm từ xa là chính.
Thứ trưởng mong muốn UBND tỉnh tiếp tục quan tâm tới ngành giáo dục, địa phương có phân bổ, đầu tư phù hợp, quan tâm đến các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường mầm non và tiểu học, những điểm trường lẻ, vùng sâu vùng xa, để đảm bảo chất lượng, mục tiêu giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Thay mặt Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục Lạng Sơn số tiền 1 tỷ đồng.
Nhân dịp này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng cho ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 300 bộ sách giáo khoa. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trao tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập; hỗ trợ khắc phục thiệt hại của 23 thư viện trường học bị ảnh hưởng sau bão.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định kiện toàn phân công các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng.
(CLO) Úc đã công bố kế hoạch cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, yêu cầu các nền tảng ngừng cho phép trẻ em truy cập, nhằm bảo vệ sức khỏe tâm lý của trẻ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh, phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh ngăn chặn âm mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ hai nước của các thế lực thù địch.
(NB&CL) Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã công bố Kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách tại các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Cần Giờ do Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng khu vực huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư. Trong đó, nêu rõ những sai phạm tại Dự án xây dựng hệ thống đê bao sông Hà Thanh từ mũi Đồng Hòa đến mũi Cần Thạnh.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2 tháng cuối năm; dự báo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2025.
(CLO) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(NB&CL) Trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng loại hình âm nhạc dân gian hát trống quân ở xã Liêm Thuận vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Giờ đây, khi đã trở thành di sản cấp quốc gia, tiếng hát trống quân Liêm Thuận càng có cơ hội lan toả…
(NB&CL) Vụ việc nhóm thanh thiếu niên tụ tập điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao khiến một người tử vong tại Hà Nội xảy ra mới đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn này. Các đơn vị có liên quan cần vào cuộc quyết liệt, đưa ra những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn, xử lý triệt để.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra bùng phát dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn quản lý.
(NB&CL) Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, tuy nhiên “miếng bánh thị phần” đang nằm trong tay các “ông lớn” nước ngoài.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
(NB&CL) Khi Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia bổ sung 2 thể loại giải mới là báo chí sáng tạo và báo chí đa phương tiện đã có ý kiến lo ngại về độ khó và cũng có nhiều băn khoăn với việc triển khai các tác phẩm chất lượng này như thế nào cho phù hợp. Hội nghị “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực miền Trung - Tây Nguyên” vừa diễn ra tại TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên đã đánh trúng nhu cầu quan tâm và phần nào “giải mã” cho bài toán để chương trình báo chí chất lượng cao sẽ là mảnh đất cho “đổi mới, sáng tạo”, giúp cho các tác phẩm “cất cánh”…
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong tuần làm việc thứ ba, một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri, dư luận xã hội đó là việc Quốc hội tiến hành thảo luận về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
(CLO) Mới đây (ngày 6/11/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
(CLO) Kể từ khi rời nhiệm sở vào năm 2021, cựu Tổng thống Donald Trump và một số đồng minh của ông vẫn tiếp tục hợp tác với các quốc gia Vùng Vịnh giàu có và hùng mạnh nhất, ký kết các thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng triệu USD.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng nhấn mạnh: “Các thầy giáo, cô giáo chính là những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đào tạo nhân lực y tế, góp phần xây dựng những thế hệ cán bộ y tế vừa có tài, vừa có tâm”.
(CLO) Liên tiếp 2 lần, nữ sinh lớp 7 bị nhóm bạn hành hung. Quá đáng hơn, nhóm học sinh này còn ấn bạn học xuống bùn, đấm, đá vào bụng và lột quần áo nữ học sinh này, sau đó quay lại video đe dọa.
(CLO) Năm nay chứng kiến nhiều giáo sư, phó giáo sư được công nhận đến từ ngành kinh tế, y học trong khi ngành văn học không có ứng viên để xét giáo sư, phó giáo sư.
(CLO) Vượt qua 46.000 thí sinh trên toàn quốc, ngày 3/11/2024, 186 thí sinh xuất sắc đã bước vào vòng Chung kết cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Toán Tư duy – Mathnasium Championship 2024 khu vực miền Bắc mùa thứ 9 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Kết quả cuối cùng, 18 thí sinh xuất sắc nhất đã được chọn để trao giải Nhất, Nhì, Ba.
(CLO) Có ý kiến cho rằng, để các sinh viên tránh khỏi bỡ ngỡ khi ra trường, phải chăng các trường Đại học nên cho sinh viên đi thực tập sớm từ năm thứ 2.
(CLO) Chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” của Báo Tuổi trẻ đã đồng hành, hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được tiếp tục đến trường.
(CLO) Tới đây, Bộ sẽ yêu cầu nội dung đề thi riêng của các cơ sở giáo dục đại học không vượt quá Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để tránh tổ chức ôn thi tràn lan, dạy thêm học thêm gây tốn kém xã hội.
(CLO) Xác định mục tiêu “Đoàn kết để xây dựng và phát triển nhà trường”, thời gian qua, Ban Giám hiệu cùng tập thể Hội đồng sư phạm trường THCS An Khánh luôn nỗ lực, phấn đấu giành nhiều thành tích xuất sắc trong dạy và học, được các cấp, các ngành của huyện Hoài Đức và UBND TP Hà Nội đánh giá cao.
(CLO) Ngày 1/11, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hoá cho biết, đơn vị đang yêu cầu các trường trong tình trạng thừa phó hiệu trưởng báo cáo về Sở danh sách cán bộ được đề xuất luân chuyển, bổ nhiệm tại chỗ
(CLO) Theo quy định mới, việc thăng hạng giáo viên sẽ không thực hiện thi mà được xét dựa trên các tiêu chí đóng góp của giáo viên trong quá trình công tác.